HỘI THẢO KHOA HỌC TÍN NGƯỠNG NỮ THẦN MARIAMMAN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
Thứ hai, 13/01/2025 09:01Sáng 06.01, Trường Đại học Khoa học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM) phối hợp cùng Ban Quản lý đền Mariamman, UBND Quận 1, tổ chức Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Nữ thần Mariamman ở Thành phố Hồ Chí Minh: Truyền thống và biến đổi.
Tham dự chương trình, về phía khách mời có Ông Vipra Pandey, Tân Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM; ThS. Nguyễn Trung Châu Tuyền, Trưởng Ban tuyên giáo Quận Uỷ Quận 1; Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng phòng Nội vụ Quận 1; TS. Huỳnh Thành Lập, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.HCM; Ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng Ban quản lý đền Bà Mariamman.
Về phía Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có PGS.TS Lê Thị Ngọc Điệp, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường; TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng; TS. Phan Anh Tú, Trưởng khoa Văn hóa học; các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cùng những người quan tâm. Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á có PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân tham dự sự kiện.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Hoàng Dũng khẳng định vai trò tinh thần và giá trị văn hoá của Đền Mariamman trong bối cảnh hiện đại. Thầy cho rằng: “Đền Mariamman đã trở thành biểu tượng độc đáo giao thoa văn hoá giữa cộng đồng dân cư Ấn Độ và Việt Nam giữa lòng thành phố năng động và đa dạng. Qua đó, Hội thảo không chỉ là cơ hội để các học giả, nhà nghiên cứu và sinh viên trao đổi kiến thức mà còn giúp tăng cường sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Việt”. Bên cạnh đó, TS. Lê Hoàng Dũng đã gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân đã đóng góp vào sự thành công của Hội thảo đặc biệt là Ban quản lý Đền đã phối hợp với nhà trường tổ chức Hội thảo.
TS. Lê Hoàng Dũng nhấn mạnh ý nghĩa Hội thảo là sự đánh dấu giao lưu văn hoá, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam - Ấn Độ
Đồng quan điểm với TS. Lê Hoàng Dũng, TS. Huỳnh Thành Lập, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.HCM bày tỏ: “Đền Bà Mariamman đặc trưng với kiến trúc độc đáo tinh xảo của Ấn Độ đã trở thành minh chứng cho giao lưu lịch sử - văn hoá của nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ”. TS. Huỳnh Thành Lập tin rằng Hội thảo sẽ giúp người tham dự có cái nhìn sâu sắc và liền mạch về lịch sử giao lưu văn hoá, qua đó nổi bật sự gắn bó nhân dân hai nước tại địa phương.
TS. Huỳnh Thành Lập gửi lời cảm ơn tới khoa Văn hóa học và các đơn vị tổ chức Hội Thảo
Hội thảo lần này nhận được 27 bài tham luận nghiên cứu Nữ thần Mariamman ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Việt Nam. Tác giả các tham luận đến từ các chuyên ngành như Văn hoá học, Tôn giáo học, Khảo cổ học, Lịch sử và Quản lý di sản đã giúp sáng tỏ nguồn gốc của Nữ thần Mariamman, vai trò của nữ thần trong tôn giáo Hindu, vai trò của Nữ thần Mariamman với tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Nam Bộ... Nội dung của hội thảo tập trung vào 5 mục tiêu chính, bao gồm:
-
Xác lập cơ sở khoa học tín ngưỡng Mariamman như một loại hình tín ngưỡng dân gian ở thành phố Hồ Chí Minh.
-
Nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng Mariamman tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Việt Nam.
-
Nghiên cứu lễ hội, nghi lễ, thực hành tín ngưỡng của cư dân TP.HCM tại Đền Mariamman.
-
Đánh giá tầm quan trọng của văn hoá tín ngưỡng từ quá khứ tới hiện tại; xem tín ngưỡng Nữ thần Mariamman như một hệ quả của quá trình giao lưu văn hoá tộc người; tìm hiểu văn hoá Việt Nam trong mối quan hệ với Ấn Độ.
-
Nghiên cứu phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể thông qua tìm hiểu kiến trúc, trang trí, điêu khắc và các hình thức bố trí thờ cúng tại đền Mariamman.
Các tham luận được trình bày tại hội thảo đều xoay quanh các nội dung chính nêu trên.
Xuyên suốt buổi hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng trao đổi học thuật, phát biểu ý kiến đóng góp, thảo luận về nội dung của mỗi tham luận, đồng thời tập trung làm rõ các vấn đề xoay quanh tín ngưỡng Mariamman. Qua đó, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao công tác quản lý đền Mariamman nói riêng và tín ngưỡng thờ nữ thần nói chung.
Các nghiên cứu tại Hội thảo “Tín ngưỡng Nữ thần Mariamman ở Thành phố Hồ Chí Minh: Truyền thống và biến đổi” đã mang đến những nhận định đa chiều và góc nhìn sâu sắc về tín ngưỡng Mariamman. Kết quả của hội thảo là cơ sở khoa học xác định tầm quan trọng của tín ngưỡng Mariamman đối với người dân ở TP.HCM cũng như chứng minh quá trình biến đổi văn hoá trong tập tục thờ cúng Nữ thần Mariamman từ Ấn Độ tới Việt Nam.
Tin bài và hình ảnh dẫn theo: https://hcmussh.edu.vn/news/item/35842

Bài mới hơn
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂMHỘI THẢO GIAO LƯU HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP MỚI THÔNG MINH VIỆT NAM - ĐÀI LOANTHAM DỰ SỰ KIỆN RUNG CHUÔNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚITỌA ĐÀM KHOA HỌC: ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTHAM DỰ HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2025 CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – THÁI LANTIẾP NGÀI ĐẠI SỨ KUNIO TAKAHASHI, VIỆN NGHIÊN CỨU NHẬT BẢNCHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TẠI THÀNH PHỐ HUẾ