Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

TIẾNG NHẬT & CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM – TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI

Thứ tư, 08/04/2009 09:04

Ra đời trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được khẳng định sau 35 năm hợp tác, lớp Tiếng Nhật Công nghệ Thông tin (CNTT) (do TTNC VN&ĐNÁ và Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, trường ĐHKHXH&NV TP.HCM tổ chức) hứa hẹn về một tiềm năng nhân sự chất lượng cao mà lớp học đem lại. TTNC VN&ĐNÁ đã có buổi trò chuyện và phỏng vấn ông Satoru Miyazawa, Tổng giám đốc Tập đoàn Koushin Nhật Bản về tiềm năng thị trường và cơ hội nghề nghiệp cho những người học CNTT và tiếng Nhật hiện nay, khi các công ty CNTT Nhật Bản đầu tư ngày một nhiều vào Việt Nam.

TTNCVN&ĐNÁ: Tại sao ông đến và chọn Việt Nam làm kinh doanh?

Miyazawa: Tháng 12 năm 2005, tôi đã được Hãng sản xuất Kuri mời sang chơi và tham quan nhà máy. Đó là lần đầu tiên tôi đến TP.HCM. Tôi đã rất ngạc nhiên vì có quá nhiều người Việt Nam đi xe máy. Lúc đó tôi có cảm giác mình đang đi trên những con đường của thành phố Thượng Hải cách đây 10 năm.

Tháng 2 năm 2006 tôi lại có cơ hội trở lại du lịch ở Việt Nam. Lúc đó tôi đã rất ngạc nhiên vì chỉ sau vài tháng mà đường phố có rất nhiều thay đổi. Dần dần tôi cảm thấy có hứng thú, tò mò và muốn tìm hiểu về Việt Nam. Lí do khiến công ty chúng tôi chọn Việt Nam để kinh doanh là vì:

- Con người Việt Nam siêng năng, cần cù , ham học hỏi.

- Cách suy nghĩ, lối sống của người Việt Nam và người Nhật cũng có nhiều điểm tương đồng… (Ví dụ như cùng có văn hóa “xấu hổ”). Hơn nữa cũng ít có trở ngại trong việc ăn uống, thích nghi tập quán khi người Nhật đến Việt Nam sinh sống và làm việc .

- Trong cơ cấu dân số của Việt Nam, người trẻ chiếm tỉ lệ khá cao. Họ chính là niềm hy vọng để phát triển nền kinh tế của Việt Nam sau này.

TTNCVN&ĐNÁ: Ông nghĩ như thế nào về tương lai của công nghệ IT ở Việt Nam? Sự liên hệ giữa IT của Nhật Bản và thế giới?

Miyazawa: Trong việc hợp tác với quý trường và làm việc ở Việt Nam về lĩnh vực IT, vì những sinh viên theo học IT đều là những sinh viên được tuyển chọn, họ là những sinh viên ưu tú cho nên hy vọng sau này sẽ giúp ích cho nền IT tại Việt Nam. Tôi nghĩ lĩnh vực IT tại Việt Nam từ bây giờ trở đi cũng có nhiều cơ hội phát triển tốt giống như Ấn Độ, Nhật Bản và các nước trên thế giới. IT là một mạng luới phát triển rộng và rất nhanh trên khắp thế giới cho nên tôi nghĩ việc phát triển IT không giới hạn trong phạm vi một nước nào. Nhưng trong thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, ý thức về việc “mô phỏng” lại các công nghệ trình độ kỹ thuật cao còn ở trình độ thấp và chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với các nước có trình độ IT phát triển cao trên thế giới. Tôi cho rằng đây chính là một trở ngại đáng kể trong việc phát triển công nghệ thông tin sau này cũng như việc rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới.

TTNCVN&ĐNÁ: Ông nghĩ như thế nào về khả năng lập trình của các bạn trẻ Việt Nam? Tương lai nền công nghệ IT của Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển?

Miyazawa: Tôi nghĩ rằng khả năng học hỏi cái mới và năng lực lập trình IT của các bạn trẻ Việt Nam rất tốt. Nhưng trong trường hợp phát triển ngành công nghệ IT thì cũng cần thiết phải có năng lực thiết kế như là một người chủ và có những nét riêng của khu vực Đông Nam Á. Cũng cần tìm kiếm nhiều người có khả năng và kinh nghiệm lập trình để những người trẻ có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ họ. Nếu những người trẻ chịu khó học hỏi kinh nghiệm thì tôi nghĩ rằng trong tương lai không xa ngành IT của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.

TTNCVN&ĐNÁ: Có sự khác nhau về cách đánh giá một nhân viên giữa công ty Nhật Bản và các công ty khác? (Sự khác biệt về thời gian làm việc, giữa nhân viên mới – cũ, mức lương…)

Miyazawa: Ở Nhật Bản thì đánh giá một nhân viên thường dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản là: thành tích công việc, năng lực và thái độ làm việc của họ có chăm chỉ hay không. Trong việc đánh giá thái độ làm việc thì thái độ làm việc tập thể của một nhân viên là rất quan trọng vì các công ty Nhật thường coi trọng sự thành công và danh tiếng của cả một tập thể, thậm chí là cả một tập đoàn, chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Vì lí do này mà các công ty Nhật không coi yếu tố tài năng cá nhân là quan trọng nhất. Chúng tôi thường ưu tiên tuyển chọn những nhân viên biết suy nghĩ, làm việc có tinh thần cộng đồng, tất cả hướng đến vì một mục đích chung là “vì công ty”.

Hơn nữa ở các công ty Nhật thì sự đối đãi giữa nhân viên mới và cũ cũng có đôi chút khác biệt. Những người làm việc lâu năm đương nhiên sẽ được ưu đãi hơn do sự cống hiến và gắn bó với công ty. Mất một thời gian khá dài (khoảng 5 năm) làm việc tại công ty Nhật thì nhân viên mới nhận được sự ưu đãi khác với lúc mới vào làm ở công ty. Vì vậy các bạn trẻ mới vào làm đừng nôn nóng nếu chưa được ưu đãi về lương bổng. Người Nhật có câu thành ngữ “ Ngồi trên đá 3 năm”, ý giống câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” của Việt Nam. Cần phải có sự kiên nhẫn. Và để có thể làm việc nhóm có hiệu quả thì nhất thiết phải thực hiện 3 điều : BÁO CÁO – LIÊN LẠC – THẢO LUẬN. (Có việc gì thì nhân viên phải báo cáo cấp trên; giữa cấp trên và nhân viên có sự liên lạc, trao đổi thường xuyên và luôn bàn bạc, hỏi ý kiến trước khi làm một công việc gì.)

Tùy theo từng công ty mà có sự khác nhau giữa thời gian làm việc và tiền lương. Nhưng đa số trả theo 2 cách: trả theo tháng và theo giờ. Lương trả tính theo từng tháng áp dụng cho các nhân viên tại các công ty. (Tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa các nhân viên trong cùng một công ty – tùy vào cấp bậc và thời gian họ làm việc tại công ty ngắn hay dài mà mỗi công ty có mức lương cụ thể riêng). Lương trả theo giờ phần nhiều là lương trả khi làm thêm giờ ở nhà máy hay một công việc nào khác ngoài công việc chính. Tôi nghĩ những công ty kinh doanh hay các công ty ở Đông Nam Á nên áp dụng chế độ trả lương và thưởng theo doanh số sản phẩm được bán ra. Nếu như cách suy nghĩ chung của các công ty ở Đông Nam Á trong vấn đề thời gian làm việc thì cho dù người đó không có thực lực, ngồi không suốt ngày, thậm chí chỉ để “tán gẫu” cũng vẫn được coi là nhân viên tốt, chấp nhận được vì đã làm việc đủ thời gian quy định. Tôi nghĩ một công ty hay doanh nghiệp không nên đánh giá và trả lương theo kiểu “làm việc hết giờ quy định” mà nên chú trọng đến chất lượng, thành tích công việc. Ở Nhật Bản, một nhân viên mới vào thường bị một ai đó (có thể là đồng nghiệp vào làm trước hoặc cấp trên trực tiếp phụ trách ) “giám sát” về thời gian và hiệu quả làm việc của họ.

TTNCVN&ĐNÁ: Tại sao ông thích thú, đam mê và chọn nghề này? Ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm thành công của ông cho các bạn trẻ Việt Nam học tập?

Miyazawa: Trước đây công ty chúng tôi là một công ty chuyên buôn bán và bảo trì các loại máy móc như các thiết bị OA dùng cho máy tính cá nhân (PC), điện thoại cho nhiều công ty khác ở Nhật. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi phải sản xuất những mặt hàng như ERP, CRM và thiết lập trang Web. Thành công và kinh nghiệm ư?! Tôi nghĩ bản thân mình cũng chưa gọi là một người thành công và có nhiều kinh nghiệm sống… nhưng hồi tôi ở Việt Nam, tôi bỗng nhiên nhớ lại thời Nhật Bản vào những năm 1960-1970. Đây là thời kỳ kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Lúc tôi ở Việt Nam, tôi đã có cảm giác Việt Nam như là Nhật Bản đang trong thời kỳ kinh tế phát triển. Khi đó người dân Nhật Bản đều mang trong mình một ước mơ, hoài bão, hy vọng về một đất nước “hóa rồng” sau một thời gian dài chịu nhiều mất mát, tổn thất vì chiến tranh. Đó là thời đại mà tinh thần truyền thống của dân tộc từ xa xưa cùng tồn tại và hòa đồng mạnh mẽ với tinh thần ham học hỏi cái mới của tầng lớp thanh niên trẻ đang khao khát muốn đem tài năng ra để cống hiến, góp phần xây dựng đất nước. Chúng tôi đã xây dựng đất nước với phương châm: “Tinh thần Nhật Bản và kỹ thuật phương Tây” – học tập những giá trị, cái hay của phương Tây nhưng không quên những truyền thống của dân tộc và đã thành công. Tôi tin là từ bây giờ trở đi chắc chắn Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn do có nhiều điều kiện để giao lưu và học hỏi những cái mới từ các nước bạn xung quanh và trên thế giới. Học tập, tiếp thu cái mới là điều tốt nhưng không nên vì cái mới mà quên đi những giá trị, những điều tốt đẹp vốn có của dân tộc mình.

Điều quan trọng nữa, theo tôi có thể coi như “ bí quyết “ để đạt đến thành công là phải kiên nhẫn. Thành công không hiện ra một cách dễ dàng trước mắt chúng ta. Kết quả sau này phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng, nỗ lực của chúng ta từ bây giờ, ngay từ lúc chúng ta làm việc, học tập. Do vậy tất cả chúng ta hãy cùng cố gắng và nỗ lực hết sức mình. Có thể bây giờ chúng ta chưa thành công, thậm chí thất bại thì con đường dẫn đến thành công vẫn đang chờ chúng ta phía trước. Tất cả phụ thuộc vào ý chí của chúng ta. Hãy tin rằng bạn sẽ làm được và sẽ làm tốt thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Tôi tin là như thế. Chúc các bạn thành công!

TTNCVN&ĐNÁ: Xin cám ơn ông.

Bài mới hơn

THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC VIẾT VÀ CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌCGẶP GỠ GIAO LƯU HỮU NGHỊ HƯƠNG TRÀ KẾT NỐI: PHỤ NỮ ASEAN HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10.THAM DỰ BUỔI KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UDON THANI RAJABHAT (THÁI LAN)THAM DỰ KHAI MẠC TRIỂN LÃM PHIÊN BẢN TRANH NGHỆ THUẬT CÁC NỮ HỌA SĨTHAM DỰ LỄ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH SONG THẬP ĐÀI LOAN LẦN THỨ 113THAM DỰ BUỔI HỘI THẢO KẾT NỐI THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – SINGAPORETỔ CHỨC THAM QUAN VÀ HỌC TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÒNGDIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO- CAMPUCHIA: DOANH NGHIỆP BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂNĐẠI DIỆN CHI HỘI NỮ TRÍ THỨC TRƯỜNG THAM GIA HỘI NGHỊ MẠNG LƯỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ KỸ SƯ NỮ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 2024: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCHƯƠNG TRÌNH SUMMER SCHOOL 2024 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁO

Bài viết cùng chuyên mục

NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA Ở THÀNH PHỐ ODAWARA, NHẬT BẢNHỘI THẢO TẠI TRƯỜNG ĐH TOKYO, NHẬT BẢNCHUYẾN VIẾNG THĂM TTNC VN&ĐNÁ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỐI CHIẾU VÀ VĂN HÓA VÀ ĐẠI HỌC VIỄN ĐÔNG (HÀN QUỐC)DỰ LỄ CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 100 ĐÀI BẮCTHAM DỰ SEMINAR CỦA TIẾN SĨ ALAN PHANTHAM DỰ HỘI NGHỊ KINH TẾ THƯỜNG NIÊN VIỆT NAM 2011BUỔI DIỄN THUYẾT CỦA GS. MOMOKI SHIRODỰ LỄ CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 100 ĐÀI BẮCTHAM DỰ KỶ NIỆM LỄ QUỐC KHÁNH HÀN QUỐCTHAM DỰ HỘI NGHỊ KINH TẾ THƯỜNG NIÊN VIỆT NAM 2011
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com