HỘI THẢO: HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU VÀ VIẾT LUẬN
Thứ ba, 26/04/2011 10:04Ngày 28 tháng 2 năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Nam Á đã tham dự Hội thảo “Hướng dẫn phương pháp tra cứu và viết luận” do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản phối hợp với Bộ môn Nhật Bản học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức.
Sau lời phát biểu khai mạc của Ngài Yoshioka Norihiko, Phó Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, hội thảo đi vào phần nội dung chính với hai bài thuyết trình về phương pháp nghiên cứu Nhật Bản của bà Junko Kurita, Giám đốc thư viện trung tâm của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản và PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực, Trưởng Bộ môn Nhật Bản học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM.
Bài thuyết trình của bà Junko Kurita với đề tài “Những trang web và thông tin hữu ích cho việc Nghiên cứu Nhật Bản”, trình bày về những trang web hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu Nhật Bản. Trong thời đại hiện nay, internet đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nó là công cụ tìm kiếm thông tin hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, thông tin trên mạng thường có nhiều luồng trái ngược và độ chính xác không cao, đòi hỏi những người nghiên cứu cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng trước khi sử dụng những thông tin này để làm tài liệu phục vụ nghiên cứu. Bài thuyết trình của bà Junko đã cung cấp những trang web hữu ích cung cấp những thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực như văn hoá, đời sống, kinh tế, văn học, nghệ thuật...và các kho dữ liệu về nghiên cứu Nhật Bản.
Tiếp đó, PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực với phần thuyết trình “Tổng quát tình hình nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam và phương pháp tra cứu tài liệu ở Việt Nam” cũng đã khái quát tình hình nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, xã hội... và đưa ra các nhận định tổng quan như việc nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam tuy có nhiều thành tựu nhưng chủ yếu tập trung vào thời cận hiện đại. Thời cổ đại còn ít. Bên cạnh đó, những đề tài nghiên cứu còn tập trung vào nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt – Nhật hơn là nghiên cứu bản thân nước Nhật, và còn ít những nghiên cứu về lịch sử kinh tế, lịch sử xã hội và tư tưởng.
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên và những người yêu thích nghiên cứu Nhật Bản. Thiết nghĩ những thông tin hữu ích và thiết thực mà hội thảo mang lại sẽ có những đóng góp nhất định vào chất lượng nghiên cứu nói chung và nghiên cứu Nhật Bản nói riêng.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM