Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

THÔNG BÁO

Buổi nói chuyện về Nghệ thuật Taikomochi (Nhật Bản)

Thứ hai, 15/09/2008 11:09

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2008 lúc 8h00 tại Hội trường D001, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp.HCM), Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á có tổ chức buổi trình diễn nghệ thuật Taikomochi. Trân trọng kính mời các cá nhân quan tâm đến tham dự (vào cửa tự do). Xin vui lòng liên hệ đăng ký chỗ trước theo số điện thoại (08) 9100 692 hoặc qua email cvseas@hcmussh.edu.vn.

Chắc chắn mọi người sẽ có một sự bất ngờ thú vị khi có dịp xem tận mắt và tìm hiểu một nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản: nghệ thuật biểu diễn geisha qua phần trình diễn của một nghệ nhân có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này là ngài Shozo Arai.

Nghệ nhân Shozo Arai là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực biểu diễn Taikomochi và là một trong số ít nghệ nhân còn tiếp tục lưu giữ “nét đẹp truyền thống” này ở Nhật Bản hiện nay. Ông mong muốn thông qua các hoạt động biểu diễn của mình để mọi người ở những nơi khác nhau khắp thế giới có thể tiếp xúc, hiểu thêm về văn hóa của “đất nước mặt trời mọc” và đến “gần” với văn hóa Nhật Bản hơn.

Năm 2007, nghệ nhân Arai đã chủ trì tổ chức một buổi biểu diễn tại Đại học Warszawa (Ba Lan). Đấy là lần đầu tiên biểu diễn ở nuớc ngoài. Năm nay, nghệ nhân đến Việt Nam là lần “xuất ngoại” thứ hai.

Geisha, theo tiếng Nhật, có nghĩa là nghệ sĩ, gei là “thuộc về nghệ thuật” và sha là “người”, từ ghép geisha có nghĩa là người của nghệ thuật. Họ được đào tạo nhiều kĩ năng truyền thống như múa cổ điển (nihon buyoh), hát và sử dụng các nhạc cụ (shamisen), cắm hoa (ikebana), thêu (kimono), trà đạo (sado), thư pháp (shodo), thơ ca, giao tiếp, phong cách hầu rượu và nhiều kĩ năng khác. Các kĩ năng này sẽ được tiếp tục học hỏi và hoàn thiện trong suốt cuộc đời của geisha. Và một geisha được đánh giá thành công trong nghề nghiệp phải thể hiện được vẻ đẹp, sự duyên dáng, tài năng nghệ sĩ, sức quyến rũ, nghi thức xã giao hoàn hảo, và sự tao nhã. Geiko, Maiko là từ dùng để chỉ những nữ nghệ nhân geisha. Những nam nghệ nhân phục vụ trong các bữa tiệc của geisha đuợc gọi là Taikomochi. Họ có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong các buổi biểu diễn của geisha. Họ không chỉ mang đến không khí vui vẻ cho nguời xem mà còn giúp geisha rất nhiều trong việc trình diễn các khả năng ca hát, đàn, múa…

Taikomochi có nghĩa là “nguời mang theo cái trống bên mình” mặc dù họ không mang theo cái trống nào cả. Có thể gọi họ một cách thân mật là các chú hề vì mang đến niềm vui cho mọi nguời. Xem họ diễn chắc chắn bạn sẽ cảm nhận đuợc điều này. Nhưng họ không giống như các chú hề ở phuơng Tây vì họ là những chú hề mang “phong cách Nhật”. Chính nền văn hóa của mỗi dân tộc sẽ hình thành nên sự khác biệt độc đáo trong nghệ thuật trình diễn nói chung và nghệ thuật Taikomochi nói riêng.

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, Nhật Bản cũng rất coi trọng vấn đề phát triển dân tộc và làm sao để mỗi người dân có đủ “cơm ăn, áo mặc”. Suy nghĩ này đã có từ thời rât xa xưa với tư tưởng về “Âm – Dương – Ngũ Hành” và trong “Cổ sử ký” (lịch sử cổ đại Nhật Bản). Đó cũng là nguồn gốc của rất nhiều nghi lễ, phong tuc tập quán liên quan đến cuộc sống của nguời Nhật từ xưa đến nay. Trong đó, văn hóa yến tiệc vốn bắt nguồn và có quan hệ sâu xa với cuộc sống của người nông dân Nhật xa xưa. Cũng giống nhu các dân tộc có nền văn hóa nông nghiệp ở các nơi khác, tín nguỡng phồn thực vốn rất được coi trọng. Ngày xưa, người nông dân tuy quanh năm làm lụng vất vả nhưng họ cũng dành thời gian nào đó để nghỉ ngơi, tổ chức lễ hội tụ tập lại để vui chơi, ca hát, ăn uống. Họ coi đấy không chỉ là nghỉ ngơi sau những ngày vất vả làm việc mà còn là cơ hội để bày tỏ lòng cảm ơn của họ với trời đất, tổ tiên, ông bà đã cho họ có cuộc sống no đủ. Tất cả mọi người cùng vui vẻ và “ăn chung”. Các buổi yến tiệc bắt đầu như thế. Trong lúc tiến hành các buổi lễ “cảm ơn” này thì người làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ và thực hiện một số nghi lễ “tẩy uế”. Điều này sau này thể hiện trong rất nhiều nghi thức sinh hoạt của người Nhật và tất nhiên cả trong nghệ thuật trình diễn Taikomochi nữa. Và còn rất nhiều bí ẩn về thế giới của các geisha cần giải đáp.

Mọi người hãy đến thưởng thức buổi biểu diễn Taikomochi của nghệ nhân Shozo Arai để khám phá cái thế giới đầy mê hoặc, kỳ lạ và quyến rũ ấy nhé!

Bài mới hơn

CALL FOR PAPERS: THE 8TH INTERNATIONAL STUDENT SCIENCE FORUM - HO CHI MINH CITY 2024THÔNG BÁO VỀ DIỄN ĐÀN TƯƠNG LAI ASEAN 2024CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG DU HỌC TẠI INDONESIAQUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PGS.TS. PHAN THỊ HỒNG XUÂN GIỮ CHỨC VỤ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á, TRỰC THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG-HCMQUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SÁP NHẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ASEAN VÀO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á, TRỰC THUỘC ĐHKHXH&NV, ĐHQG - HCMThông báo về việc nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024LỜI CẢM ƠN TỪ CVSEASTUYỂN CỘNG TÁC VIÊN DẠY HỌC CHO TRẺ EM TẠI LÀNG S.O.STUYỂN DỤNG TÌNH NGUYỆN VIÊN DẪN TOUR TRONG NGÀYCHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG THẠC SĨ CHÂU Á MAPS TẠI THÁI LAN

Bài viết cùng chuyên mục

KHAI GIẢNG LỚP TIẾNG THÁI KHÓA 46Chương trình cử nhân cao đẳng ÚcTUYỂN NHÂN VIÊN TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG - TIẾNG THÁIThông báo khai giảng các lớp tiếng Thái khóa 33Buổi nói chuyện về văn học Việt Nam tại Nhật Bản của một GS Nhật BảnChiêu sinh lớp tiếng Nhật Công nghệ Thông tin Khóa 1 (buổi sáng)THỜI HẠN NỘP BÀI DỰ THI: GIẢI THƯỞNG BIÊN DỊCH VIỆT - NHẬT KENSHOBOU KÉO DÀI ĐẾN 03/09/2008Buổi nói chuyện về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc PGS. Jonathan SchwartzHỘI THẢO: QUẢN LÝ, CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNGBuổi nói chuyện về quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN của GS. Shawn F. McHale
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com