Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

KHOA HỌC

CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI - PHỐI HỢP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC WASEDA - NHẬT BẢN

Thứ tư, 05/10/2022 16:10

Thực hiện chương trình nghiên cứu văn hóa xã hội tại địa bàn các dân tộc thiểu số ở các huyện biên giới miền núi, từ ngày 16/9 đến ngày 23/9/2022 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp với Trường Đại học Waseda – Nhật Bản đã triển khai chương trình khảo sát nghiên cứu thực tế tại địa bàn tỉnh Lào Cai.

Các thành viên tham gia Đoàn nghiên cứu khảo sát thực tế gồm TS. Trần Đình Lâm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, GS. Koji Domon - Nghiên cứu viên Đại học Waseda – Nhật Bản, ThS. Chảo Thị Yến – Phiên dịch viên, Trường Quốc tế Canada Lào Cai cùng các sinh viên của trường Đại học Waseda. Trong chuyến khảo sát này, Đoàn nghiên cứu tìm hiểu về đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là tình hình đời sống của phụ nữ và trẻ em trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, đoàn nghiên cứu cũng tìm hiểu và khai thác thông tin về vấn nạn buôn bán người hiện nay.

Buổi làm việc với chính quyền xã Tả Phìn

Trong chương trình làm việc, đại diện Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, bà Mã Én Hằng – Phó trưởng ban đã tiếp đón và làm việc với Đoàn. Với những chia sẻ của đại diện Ban Dân tộc, Đoàn nghiên cứu đã nắm và đánh giá được tình hình phát triển văn hóa xã hội cũng như khái quát sơ lược về các vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là nạn buôn bán người ở địa bàn các dân tộc thiểu số. Buổi làm việc cũng thống nhất những phương hướng kết hợp triển khai các hoạt động phỏng vấn để đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu. Với sự hướng dẫn và thông tin của Ban Dân tộc, Đoàn nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á có cơ hội đến làm việc với chính quyền địa phương và triển khai khảo sát thực địa, phỏng vấn tại ba xã Tả Phìn, Mường Hoa và Ngũ Chỉ Sơn.

   

Hoạt động phỏng vấn tại địa bàn các xã

Đoàn nghiên cứu đã nhận được sự chào đón và giúp đỡ nhiệt tình của ông Lý Láo Lở - Chủ tịch UBND xã Tả Phìn, ông Tẩn A Lềnh - Chủ tịch UBND xã Mường Hoa và ban lãnh đạo UBND xã Ngũ Chỉ Sơn và các cán bộ của 3 xã. Với các thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu với người dân địa phương, Đoàn nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Bên cạnh đó, Đoàn nghiên cứu cũng thực hiện hoạt động thăm và tặng sách tại các trường trong địa bàn ba xã trên, thúc đẩy thông điệp lan tỏa và chia sẻ tri thức.

Hoạt động thăm trường THCS xã Tả Phìn                               

Chương trình tiền nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, giúp tìm hiểu, xác định các vấn đề phụ nữ và trẻ em đang phải đối mặt hiện nay và làm tiền đề để mở rộng nghiên cứu ra toàn khu vực ASEAN, từ đó, đề ra các giải pháp với các ngành các cấp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi thực trạng xấu và hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển đời sống của phụ nữ và trẻ em trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hoạt động của người dân tại địa phương

DUY KHANG

 

Bài mới hơn

THAM DỰ HỘI NGHỊ KẾT NỐI CUNG - CẦU TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIỮA TỈNH ĐẮK LẮK VÀ TPHCM NĂM 2024THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC GIA THƯỜNG NIÊN VỀ BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN SAO CHÉP Ở VIỆT NAMHỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊTHAM DỰ SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ HỌC THUẬT THƯỜNG KỲ CỦA SEARA LẦN THỨ 12HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG NGHỆ XANH VÀ GIÁO DỤC BỀN VỮNGHỘI THẢO HỢP TÁC THÚC ĐẨY CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆP TỌA ĐÀM: KINH TẾ XANH – KINH TẾ SỐ VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGTHAM DỰ CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH CHRO VIETNAM 2024KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KUMAMOTOLÝ LỊCH KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUANG VINH

Bài viết cùng chuyên mục

HỘI THẢO TỔNG KẾT DỰ ÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÔNG MINHKHẢO SÁT THỰC ĐỊA PHỤC VỤ ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANGHỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ CAO TẠI VIỆT NAM 2022KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ VỚI TRUNG TÂM QUỐC GIA VỀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT INDIRA GANDHI, ẤN ĐỘHỘI THẢO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ NHIỆT ĐIỆN THAN Ở MIỀN TRUNG VÀ MIỀN NAM VIỆT NAMBUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA GIÁO SƯ IKEMOTOCHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG NÔNG THÔN – HỢP TÁC VỚI ĐẠI HỌC OKINAWA – NHẬT BẢN.LAW AND ECONOMICS ON ILLEGAL TRADESDIỄN ĐÀN KẾT NỐI DOANH NHÂN KIỀU BÀO, THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ''TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANG''
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com