CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU VĂN BIA TẠI TỈNH NINH THUẬN
Thứ hai, 21/06/2010 13:06Sáng ngày 13 tháng 5 năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức báo cáo sơ bộ về chương trình khảo sát nghiên cứu văn bia tại tỉnh Ninh Thuận.
Từ ngày 5 tháng 5 năm 2010 đến ngày 11 tháng 5 năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á kết hợp với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã tiến hành chương trình khảo sát nghiên cứu văn bia tại tỉnh Ninh Thuận. Thành phần đoàn gồm: PGS. TS Thành Phần, Phó giám đốc Trung tâm, GS. TS Arlo Griffiths (Hà Lan), thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, CN. Ham Seihasarann (Cam Pu Chia) thuộc Trung tâm Văn hóa Pháp và CN. Khom Sreymom (Cam Pu Chia) thuộc Trung tâm Văn hóa Pháp.
Sau khi làm việc với lãnh đạo ngành chức năng, Đoàn đã đến làm việc tại Bảo tàng tỉnh. Phần chính của chương trình khảo sát nghiên cứu văn bia được tiến hành tại nhiều nơi trong tỉnh. Đoàn đã làm việc miệt mài: lúc đi xe, lúc đi bộ qua rừng, lúc leo núi, lúc qua biển bằng thuyền, … để khảo sát rất nhiều văn bia cổ. Đoàn đã phát hiện ra những văn bia cổ chưa từng được nghiên cứu trước đó nằm tận trong rừng. Các văn bia cổ của dân tộc Chăm rất phong phú và đa dạng. Có những văn bia từ thế kỷ 8 và có những văn bia cao 5 mét. Những văn bia này góp phần làm nên tính độc đáo của văn hóa Chăm.
GS. TS Arlo Griffiths rất nhiệt tình với công việc nghiên cứu và ông mong muốn chương trình nghiên cứu tiếp tục trong thời gian sắp tới. Trung tâm đã đánh giá cao chương trình khảo sát nghiên cứu văn bia. Đây là việc làm hết sức thiết thực nhằm quảng bá văn hóa dân tộc đến các cộng đồng khoa học của thế giới.

Bài mới hơn
GẶP GỠ TỔNG LÃNH SỰ ẤN ĐỘ: MỞ RỘNG HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂMDIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNG