LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA PGS. TS. THÀNH PHẦN
Thứ sáu, 29/01/2016 13:01
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên: Thành Phần
- Tên gọi khác: Dharbhan Po Dam, Gru Phan, Gru Hajan, Ja Phok
- Giới tính: Nam
- Dân tộc: Chăm
- Ngày tháng năm sinh: 17 – 04 – 1954
- Nơi sinh: Thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
- Cơ quan đang làm việc:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Học vị: Tiến sĩ - Cấp bậc: Giảng viên chính
- Học hàm: Phó Giáo sư
- Chức vị: Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
- Năm bắt đầu giảng dạy đại học: 1980
- Hướng nghiên cứu chính:
Nghiên cứu, khôi phục và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
II. QUÁ TRÌNH ĐẠO TẠO CỦA BẢN THÂN
1961 – 1965: Học sinh Trường Tiểu học Phước Nhơn, tỉnh Ninh Thuận.
1965 – 1966: Học sinh Trường Tiểu học An Nhơn, tỉnh Ninh Thuận.
1966 – 1968: Học sinh Trường Trung học Trương Vĩnh Ký, tỉnh Ninh Thuận.
Mùa hè 1966 – 1970: Học akhar thrah (chữ Chăm) tại thôn Phước Nhơn, xã Xuân hải, huyên Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (palei Pamblap Birau, bhum Panrang, nagar Pangduranga).
Mùa hè 1970 – 1975: Học akhar bini (chữ Ả rập) tại thôn Phước Nhơn, xã Xuân hải, huyên Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (palei Pamblap Birau, bhum Panrang, nagar Pangduranga).
1968 – 1973: Học sinh Trường Trung học Nông Lâm Súc, Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng.
1973 – 1974: Sinh viên Đại học Văn Khoa Sài Gòn.
1974 – 1975: Sinh viên Cao đẳng Nông Lâm Súc, Bình Dương.
1975 – 1977: Sinh viên Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
1977 – 1979: Sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội.
1984 – 1985: Học tiếng Nga, Đại học Dự bị Tp. Hồ Chí Minh.
1985 – 1990: Nghiên cứu sinh ở Liên Xô, Đại học Tổng hợp Lêningrad.
17/04/1995 – 17/10/1995: Học lớp tiếng Pháp tại viện trao đổi văn hóa với Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.
15/04/1996 – 15/07/1996: Thực tập sinh ở Pháp, Đại học Sorbone.
28/07/1997 – 05/09/1997: Học ginang (trống ginang) tại sang Gru Ginang Kai Mụ, Palei Pamblap Birau, bhum Panrang, nagar Pangduranga (thôn Phước Nhơn, xã Xuân hải, huyên Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận).
23/04/2001 – 16/08/2001: Học tiếng Nhật tại Đại học Nagoya, Nhật Bản.
25/02/2005 – 05/03/2005: Tham gia Khóa học Dựng Phim Dân Tộc Học do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức (Quỹ Ford tài trợ).
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC (sau khi tốt nghiệp đại học)
17/05/1980: Giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
01/10/1997: Chủ nhiệm bộ môn Dân tộc học, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
25/07/1997: Phó giám đốc Trung tâm Bảo trợ Sinh viên Dân tộc Thiểu số.
25/07/1997: Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Sinh viên Dân tộc Thiểu số.
13/10/2000 – 20/10/2000: Đi công tác trao đổi khoa học ở Canada.
23/04/2001 – 16/8/2001: Trao đổi học giả và nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản.
22/11/2004: Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia.
13/02/2007: Giảng viên chính Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
27/04/2007: Phó Giám đốc, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
15/10/2008: Giảng viên chính khoa Nhân học, kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Vịêt Nam và Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
20/09/2008: Phó chủ tịch Hội Dân tộc học Thành phố Hồ Chí Minh
16/01/2010 - 26/01/2010: Tham gia tổ chức Triển lãm về Văn hóa Chăm tại Trung tâm Đông – Tây, Đại học Hawai, Hoa Kỳ.
IV. NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
* Tham gia chương trình đào tạo sau đại học:
- Giảng dạy sau đại học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2010:
Môn 1: Một số vấn đề nghiên cứu Dân tộc học hiện đại (30 tiết)
Môn 2: Văn hóa và văn hóa tộc người (30 tiết)
Môn 3: Hệ thống thân tộc và hôn nhân gia đình – Lý luận và phương pháp nghiên cứu (30 tiết)
Môn 4: Champa và thế giới Mã Lai - Đa đảo (30 tiết)
Môn 5: Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (30 tiết)
Môn 6: Những vấn đề về Nhân học văn hóa (30 tiết)
Môn 7: Quan hệ thân tộc, hôn nhân và gia đình trong xã hội đương đại (30 tiết)
Môn 8: Lý thuyết vùng văn hóa, khu vực học và các vùng văn hóa ở Việt Nam (30 tiết)
Môn 9: Những vấn đề văn hóa- lịch sử các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo (30 tiết)
Môn 10: Lý luận và phương pháp nghiên cứu hệ thống thân tộc (30 tiết)
Môn 11: Tây Nguyên và vùng duyên hải Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội và quan hệ tộc người (30 tiết)
Môn 12: Lịch sử các lý thuyết văn hóa trong Nhân học (30 tiết)
Môn 13: Chủng tộc và phân loại chủng tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á (30 tiết)
Môn 14: Lý thuyết tộc người và quan hệ dân tộc (30 tiết)
* Tham gia chương trình đào tạo Cử nhân
- Giảng dạy đại học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh từ năm 1980 - 2010:
Môn 1: Cơ sở Dân tộc học, 45 tiết (từ năm 1980 – 2002)
Môn 2: Phương pháp nghiên cứu và điền dã Dân tộc học, 30 tiết (từ năm 1980 – 2002)
Môn 3: Phương pháp nghiên cứu văn hóa vật chất, 30 tiết (từ năm 1980 – 2002)
Môn 4: Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam, 30 tiết (từ năm 1980 – 2002)
Môn 5: Chủng tộc và phân loại chủng tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á, 30 tiết (từ năm 1980 – 2002)
Môn 6: Champa học, 30 tiết (từ năm 1990 – 2002)
Môn 7: Các dân tộc Nam Đảo, 30 tiết (từ năm 1990 – 2002)
Môn 8: Lịch sử và văn hóa Champa, 30 tiết (từ năm 1990 – 2010)
Môn 9: Hệ thống thân tộc, 30 tiết (từ năm 1995 – 2002)
Môn 10: Hôn nhân và gia đình, 30 tiết (từ năm 1995 – 2002)
Môn 11: Lịch sử dân tộc và một số vấn đề Dân tộc học hiện nay, 30 tiết (từ năm 1995 – 2002)
Môn 12: Lý thuyết và thực hành nhiếp ảnh, 30 tiết (từ năm 1995 – 2002)
Môn 13: Lịch pháp học, 30 tiết (từ năm 1995 – 2010)
Môn 14: Văn hóa Chăm, 30 tiết (từ 2002 – 2007)
Môn 15: Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu hệ thống thân tộc, 30 tiết (từ 2002 – 2007)
Môn 16: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu văn hóa vật chất, 30 tiết (từ năm 2002 – 2007)
Môn 17: Chính sách dân tộc qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam, 30 tiết (từ 2002 – 2007)
Môn 18: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu bằng hình ảnh, 30 tiết (từ năm 2002 – 2009)
Môn 19: Điền dã Dân tộc học, 30 tiết (từ năm 2002 – 2009)
Môn 20: Nhân học về vùng đồng bằng duyên hải Trung Bộ và Trường Sơn Tây Nguyên, 45 tiết (từ năm 2002 – 2010)
Môn 21: Thân tộc, hôn nhân và gia đình – Những vấn đề lý luận và lịch sử phát triển, 45 tiết (từ năm 2002 – 2010)
Môn 22: Lịch sử văn minh Champa, 30 tiết (từ năm 2002 – 2010)
Môn 23: Nhân học đại cương, 60 tiết (từ năm 2002 – 2010)
- Giảng dạy đại học tại Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh từ năm 1980 -2009:
Môn 1: Dân tộc học đại cương, 45 - 120 tiết (từ năm 1980 – 2010)
- Giảng dạy đại học tại Trường Đại học Văn Hiến TP. Hồ Chí Minh từ năm 2002 – 2009:
Môn 1: Văn hóa tộc người và văn hóa các tộc người ở Việt Nam, 45 tiết (từ năm 2002 – 2009)
- Giảng dạy đại học tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh từ năm 2002 – 2008:
Môn 1: Tôn giáo tín ngưỡng ở Đông Nam Á, 30 tiết (từ năm 2002 – 2008)
Môn 2: Islam giáo – Những vấn đề lịch sử, văn hóa, giáo dục, xã hội và tín ngưỡng, 30 tiết (từ năm 2002 – 2008)
- Giảng dạy đại học tại Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh từ năm 2002 -2010:
Môn 1: Tôn giáo học, 45 tiết (từ năm 2002 – 2010)
- Giảng dạy đại học tại Trường Đại học Đà Lạt TP. Hồ Chí Minh từ năm 2002 -2010:
Môn 1: Văn hóa Chăm, 45 tiết (từ năm 2002 – 2010)
* Hướng dẫn nghiên cứu sinh (tiến sĩ):
* 1997 – 2002: Hướng dẫn nghiên cứu sinh Trần Ngọc Khánh, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Hoa văn thổ cẩm của người Chăm”, chuyên ngành Dân tộc học, mã số chuyên ngành: 5.03.10, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào ngày 31/10/2003, đã được công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ Lịch sử (số bằng: XP00025/71KH2).
* 2003 - 2006: Hướng dẫn nghiên cứu sinh Phan Thị Hồng Xuân, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở liên bang Malaysia”, chuyên ngành Dân tộc học, mã số chuyên ngành: 5.03.10, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào ngày 15/10/2007, đã được công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Lịch sử (số bằng: 00124/01KH2/2005).
* 2005 - 2008: Hướng dẫn nghiên cứu sinh Huỳnh Ngọc Thu, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Tìm hiểu đời sống văn hóa của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ”, chuyên ngành Dân tộc học, mã số chuyên ngành: 62.22.70.01, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã được công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng Tiến sĩ Nhân học – Dân tộc học.
* 2006 - 2009: Hướng dẫn nghiên cứu sinh Võ Tấn Tú, với đề tài “Hôn nhân và gia đình của người Churu ở tỉnh Lâm Đồng”, chuyên ngành Dân tộc học, mã số chuyên ngành: 62.22.70.01. (Chưa bảo vệ)
* 2009 - 2013: Hướng dẫn nghiên cứu sinh Lê Đình Bá với đề tài “Sinh họat kinh tế của người Cơ Ho”, chuyên ngành Dân tộc học, mã số chuyên ngành: 62.22.70.01. (Chưa bảo vệ)
* Hướng dẫn học viên cao học (thạc sĩ):
* 1999 – 2002: Hướng dẫn học viên cao học Huỳnh Ngọc Thu với đề tài: Đặc điểm kinh tế, xã hội của nguời Chăm hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ)
* 2001 – 2004: Hướng dẫn học viên cao học Văn Thị Thanh Nhàn với đề tài “Tìm hiểu quan hệ giới trong gia đình mẫu hệ của người Raglai” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ).
* 2001 – 2004: Hướng dẫn học viên cao học Nguyễn Xuân Lý với đề tài “Lễ nghi nông nghiệp trong văn hóa truyền thống của người Chăm ở Nam Trung Bộ Việt Nam” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ).
* 2002 – 2005: Hướng dẫn học viên cao học Đạo Thị Thanh Hương với đề tài “Vai trò của người phụ nữa Chăm trong đời sống ở tỉnh Ninh Thuận (Nghiên cứu truờng hợp ở huyện Ninh Hải” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ 29/6/2006).
* 2003 – 2006: Hướng dẫn học viên cao học Đinh Thị Hòa với đề tài “Họ và tên của cộng đồng người Chăm Islam tại Nam Bộ” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ).
* 2004 – 2007: Hướng dẫn học viên cao học Nguyễn Thanh Hải với đề tài “Hoạt động du lịch đối với lễ hội truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ)
* 2004 – 2007: Hướng dẫn học viên cao học Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài “Vai trò của tôn giáo trong giáo dục người Chăm Islam thành phố Hồ Chí Minh” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ)
* 2005 – 2008: Hướng dẫn học viên cao học Thanh Thị Minh Hiền với đề tài “Vai trò của tri thức Chăm trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận từ 1992 đến nay (Nghiên cứu truờng hợp tại huyện Bắc Bình)” chuyên ngành Dân tộc học, mã số: 5.03.10 (đã bảo vệ)
V. NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
* Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học:
1996 - 1998: Chủ nhiệm đề tài “Khoa học công nghệ cấp bộ”, mã số: B93-07-32: “Văn hóa vật chất của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo – Polinesien ở Việt Nam”. Đã nghiệm thu (ngày 28/12/1998 theo quyết định số 4956/QĐ-BGD&ĐT-KHCN ngày 10/12/1998). Kết quả đánh giá: Khá.
1998 – 2001: Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu về văn bản cổ của người Chăm ở Việt Nam” do Toyota tài trợ. Kết quả: Đã xuất bản thành quyển sách “Danh mục thư tịch Chăm ở Việt Nam”, Nxb.Trẻ, Tp.HCM, 2007.
2001 - 2003: Tham gia đề án nghiên cứu: “Tìm hiểu tình hình cây cà phê ở địa bàn các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - Chính sách và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Kết quả: Đã xuất bản thành sách “Coffee in Vietnam’s central highlands – Historical, Anthropological and Economic Perspective” Nxb. Đại học Quốc Gia, Tp.HCM, 2007.
2003 – 2004: Tham gia tiểu dự án do quỹ Ford tài trợ với đề tài “Biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng người Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả: Đã xuất bản thành quyển sách “Biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng người Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. ĐHQGTPHCM, năm 2006.
2002 - 2004: Chủ nhiệm đề tài “Khoa học công nghệ cấp đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”, mã số: B1999-18b-20: "Vấn đề ruộng đất và thực trạng phát triển kinh tế của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng”. Đã nghiệm thu (ngày 13/12/2004 theo quyết định số 877/QĐ-ĐHQG-HCM/KHCN). Kết quả đánh giá: Đạt.
2004 - 2005: Tham gia đề tài nghiên cứu “Kỹ thuật xây dựng tháp Champa – phục vụ trùng tu và phát huy giá trị di tích” của Bộ Xây dựng – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng tổ chức. Kết quả: Công bố bài viết nghiên cứu khoa học với tựa đề “Tìm hiểu kiến trúc truyền thống của Champa”, đăng trong quyển sách “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng tháp Champa – phục vụ trùng tu và phát huy giá trị di tích”, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 2005, trang 78 – 89.
2003 - 2005: Chủ nghiệm đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nghề gốm gọ của đồng bào Chăm làng Trì Đức, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Thuận. Đã nghiệm thu (ngày 21/04/2006 theo quyết định số 847/QĐ – UBND ngày 04/04/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận). Kết quả đánh giá: Xuất sắc.
2005 - 2007: Tham gia Chương trình khảo sát nghiên cứu văn hóa và du lịch tại Bình Thuận của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với Đại học Quốc gia Tokyo. Kết quả: Đã baùo caùo nghieân cöùu khoa hoïc taïi Đại học Ritsumeikan, tổ chức tại Nhaät Baûn, ngày 8 – 13/12/2007 và công bố bài viết nghiên cứu khoa học với từ đề “Ethnic Minority People and Tourism in Vietnam: The Traditional Textile in Binh Thuan Province” trong tạp chí “Memoirs of Institute of humanities, human and social sciences, Ritsumeikan university No.91, 2008”.
2005 - 2006: Tham gia Chương trình khảo sát nghiên cứu Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh của Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hợp tổ chức dưới sự tài trợ của Quỹ Ford. Kết quả: Công bố bài viết nghiên cứu khoa học với tựa đề “Quá trình hình thành và đặc điểm phân bố dân cư của cộng đồng người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh”, đăng trong quyển sách Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm và Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006, trang 57 – 71.
2007 - 2008: Chủ nghiệm đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển kinh tế và văn hóa truyền thống dân tộc Hrê, làng Vi Kontau, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum” do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á hợp tác với Đại học Tokyo, Nhật Bản thực hiện.
2008 - 2009: Chủ nghiệm đề tài “Khảo sát Cơ bản về Đời sống Văn hoá và Xã hội trong vùng Dự án về Năng lực Phát triển cho Hoạt động Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đ̉ể Giảm nghèo ở Tây Nguyên – Việt Nam” do Chương trình dự án JICA tài trợ.

Bài mới hơn
LÝ LỊCH KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUANG VINHLÝ LỊCH KHOA HỌC PGS.TS. PHAN THỊ HỒNG XUÂNLÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA NGÔ ĐÌNH ĐÔNLÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA NGUYỄN HẢI ANLÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA ThS. NGUYỄN ĐĂNG VŨ THIỆNLÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA ThS. OANH ÁNH DƯƠNGLÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA ThS. NGUYỄN HỒNG TRÚCLÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA TS. TRẦN ĐÌNH LÂM