TIẾP BÀ ERINA MIYANISHI - VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ, NHẬT BẢN
Thứ tư, 15/03/2017 10:03Ngày 3 tháng 3, TS. Trần Đình Lâm tiếp Bà Erina Miyanishi , nhà nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, đến thăm và trao đổi về vấn đề nghiên cứu nhằm mục đích gắn kết quan hệ Việt Nam và Nhật Bản.
Tại buổi trao đổi, vấn đề TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement ) và hội nhập kinh tế của Việt Nam được đề cập, với mong muốn các nhà hoạch định chính sách có những biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau quyết định rút Mỹ khỏi TPP của Tổng thống Donald Trump, cơ hội để phát triển trong điều kiện thuận lợi của thị trường rộng lớn, hợp tác giữa 11 quốc gia được dự kiến khi thông qua TPP không còn nữa. Con đường đổi mới của Việt Nam tuy đã thành công do hướng ra bên ngoài nhưng vì lẽ đó Việt Nam ngày nay lại cần chuẩn bị nhiều hơn, do áp lực của thay đổi cần đa dạng hóa các sản phẩm, tạo dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng hàng hóa của mình, tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu sang các quốc gia khác. Tất cả những vấn đề trên gần như là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc tiếp cận những vấn đề nghiên cứu thực tiễn cuộc sống với Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thêm những vấn đề nghiên cứu mới khi có sự thay đổi trên thế giới và sẽ rất hữu ích cho công việc giáo dục đào tạo. Đồng thời giúp cho các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh lại cho phù hợp trước sức ép cạnh tranh của quốc tế, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển.
Khi Tổng thống Donal Trump chia sẻ triết lý “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, nó đã tạo nên một niềm tin mạnh mẽ trong đất nước và đó là một bài học thiết thực cho con đường cải cách kinh tế của Việt Nam. Nó chỉ ra rằng cần thay đổi và tạo dựng một niềm tin trong lòng mọi người để tất cả cùng chung tay góp sức cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Một khi đã hướng ra bên ngoài, Việt Nam cần tìm đến và học hỏi các nền kinh tế giàu mạnh và Nhật Bản là một ví dụ tiêu biểu. Đất nước Nhật Bản phồn thịnh với kinh nghiệm sản xuất hàng hóa và văn hóa trong kinh doanh thể hiện niềm tin và gắn kết lâu dài đã tạo thành thương hiệu chính là một điểm đến lý tưởng cho các nhà nghiên cứu Việt Nam với mong muốn đưa nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động và tăng trưởng.
TS. Trần Đình Lâm chụp hình lưu niệm cùng Bà Erina Miyanishi

Bài mới hơn
ĐÓN TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI GS.TS CHAIRY – PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH HỢP TÁC, ĐẠI HỌC PRESIDENT, INDONESIATHAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI NGHỊ BANDUNG TẠI INDONESIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025