Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

TRAO ĐỔI VỀ DỰ ÁN TOURIST VỚI PHÂN VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM TẠI HUẾ

Thứ ba, 11/08/2020 11:08

Ngày 27/07/2020, trong khuôn khổ của dự án TOURIST, nhằm  tìm hiểu về các mô hình du lịch cộng đồng tại miền Trung, Đoàn nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã có chuyến thăm và làm việc với TS. Trần Đình Hằng – Phân Viện Trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Tham dự buổi làm việc còn có sự tham gia của TS. Lê Anh Tuấn – Phó Phân viện trưởng và các cán bộ của phân viện.

Tại buổi đón tiếp, TS. Trần Đình Hằng đã giới thiệu về những hoạt động của Phân viện (VICAS Huế) và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Huế. Tiến sĩ Trần Đình Hằng cho biết, tại các địa phương ở Huế đã có một số điểm khai thác du lịch cộng đồng nhưng tính bền vững chưa cao do các nguyên nhân nội tại và hạn chế của phương pháp hợp tác. Ngoài ra, yếu tố văn hóa địa phương – tính thận trọng của cư dân – cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nhiều mô hình du lịch cộng đồng. Về phía Đoàn Nghiên cứu, ThS. Phạm Thanh Thôi đã giới thiệu kinh nghiệm phát triển của các mô hình hợp tác 04 nhà (người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước) đã triển khai thành công tại Hội An, Sa Huỳnh và đề nghị Phân viện xem xét hướng hợp tác và kết nối.

Trước đó, trong buổi khảo sát thực tế các làng chài trên Phá Tam Giang (huyện Phong Điền và Quảng Điền –Huế), Đoàn nghiên cứu đã được giới thiệu về những thế mạnh về du lịch của vùng đầm phá cũng như các sản phẩm du lịch hiện có tại đây. Là người trực tiếp hướng dẫn Đoàn, TS. Trần Đình Hằng đã chia sẻ những câu chuyện về văn hóa và lịch sử của vùng Phá Tam Giang, những nét độc đáo của làng nghề sông nước tại thị trấn Sịa và các huyện lân cận. Những chi tiết đặc sắc này hứa hẹn đem lại những sản phẩm hấp dẫn thu hút du khách.

CVSEAS giới thiệu các hoạt động của dự án TOURIST đến VICAS Huế

Kết thúc chuyến thăm, TS. Trần Đình Lâm – Giám đốc CVSEAS – nhấn mạnh tiềm năng hợp tác nghiên cứu giữa Phân viện và Trung tâm. Cùng với cư dân làng chài, doanh nghiệp và chính quyền địa phương vùng Phá Tam Giang, TS. Trần Đình Lâm mong muốn các nhà khoa học của Phân viện và Trung tâm sẽ trực tiếp tham gia xây dựng các mô hình du lịch học tập cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững và lan tỏa giá trị gia tăng cho người dân địa phương./.

Bài mới hơn

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM

Bài viết cùng chuyên mục

GIỚI THIỆU DỰ ÁN TOURIST TẠI QUẢNG NAM VÀ QUẢNG NGÃIHỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN 2 DỰ ÁN TOURIST VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNGBUỔI TẬP HUẤN DU LỊCH BỀN VỮNG DÀNH CHO SINH VIÊN DỰ ÁN TOURISTTẬP HUẤN NHÂN RỘNG LẦN 5 DỰ ÁN V2WORKXÂY ĐẮP TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT – HUNG TẠI TIỆC CHIA TAY NGÀI TỔNG LÃNH SỰ HUNGARYBUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN GIỮA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Việt Nam) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC PRINCE OF SONGKLA (Thái Lan)BIẾT NGUY HIỂM, VÌ SAO CÔNG NHÂN VẪN VAY TIỀN TỪ CÔNG TY TÀI CHÍNH?CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG THẠC SĨ CHÂU Á MAPS TẠI THÁI LANBUỔI TRÒ CHUYỆN VỚI DOANH NGHIỆP VỀ VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU ĐẠI DỊCH BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TOURIST - BURAPHA (Thái Lan) và USSH (Việt Nam)
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com