TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI GS.TS. KARL-FRITZ DAIBER (ĐẠI HỌC PHILIPPS, CHLB ĐỨC)
Thứ tư, 29/04/2009 22:04Vào ngày 23 tháng 4 năm 2009, TTNC VN&ĐNÁ đã có buổi làm việc với GS.TS. Karl-Fritz Daiber (đến từ Đại học Philipps, CHLB Đức) trong dịp ông tới thăm Việt Nam. Đến Việt Nam với tư cách là một khách du lịch và cũng là nhà nghiên cứu về Đạo Khổng, GS.TS. Daiber đã tìm thấy nhiều điểm thú vị ở đất nước phương Đông này.
GS. TS. Daiber đã đến thăm Hà Nội, Huế, Tp.HCM và tìm kiếm những dấu vết của đạo Khổng tại đây. Và ông đã tìm thấy ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Huế). Ảnh hưởng của Khổng giáo đã “thấm” vào đời sống của người dân Việt Nam nhiều hơn ông tưởng. Ông rất ngạc nhiên vì ảnh hưởng này trong cuộc sống thường nhật vì một người bạn của ông nói rằng Việt Nam là một đất nước Phật giáo nhỏ nhưng đạo Phật ở đây ảnh hưởng rất mạnh. Chia sẻ với TTNC VN&ĐNÁ, ông nói:
“Khi tôi ở một khách sạn tại Hà Nội, tôi đã để ý thấy nhiều điểm rất thú vị. Lúc tôi đến bàn tiếp tân, một cô gái trẻ đứng dậy và cúi đầu chào. Khi tôi đưa cô ấy một tờ giấy, cô gái nhận bằng hai tay. Cử chỉ thể hiện sự kính trọng này chắc chắn do ảnh hưởng của Khổng giáo, và tôi cũng thấy nó xuất hiện nhiều ở Hàn Quốc.”
Ông cũng chia sẻ và thảo luận về tập tục mai táng ở Việt Nam với tập tục mai táng ở Trung Quốc và Hàn Quốc như Lễ Thanh Minh (Trung Quốc), Lễ Chuseok (Hàn Quốc). Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với hai đất nước này trong các mặt về xã hội và cả về kinh tế. Ví dụ như có nhiều doanh nghiệp do gia đình quản lý và điều hành (ảnh hưởng của Khổng giáo).
Trong lần gặp gỡ này, GS.TS. Daiber cũng tìm kiếm những tài liệu và sách tham khảo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu này của ông. Như cuốn "Khổng giáo ở Việt Nam" (NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM năm 2000) trong nguồn tư liệu của TTNC VN&ĐNÁ là một ví dụ.
GS. TS. Karl-Fritz Daiber tại TTNCVN&ĐNÁ

Bài mới hơn
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARY