
Vào ngày 6/1/2023, Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam – Australia (NIC AU) đã phối hợp cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Hội sinh viên Việt Nam tại Úc tổ chức “Hội thảo và triển lãm Nông nghiệp thông minh - Từ nông trại đến bàn ăn năm 2023” được tổ chức tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.

Năm 2022, chúng ta đã chứng kiến những cột mốc đáng tự hào của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ngày cuối cùng của năm 2022, hãy cùng nhìn lại hành trình của một năm với nhiều thành tựu đáng tự hào để tự tin hướng về phía trước với tầm nhìn xuyên suốt cho những kế hoạch mới.

Tối ngày 23/11/2022, TS. Trần Đình Lâm và các chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tham dự chương trình nghệ thuật “Dấu Ân Đài Loan” tại Nhà hát Hòa Bình do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Chương trình gồm có 08 tiết mục do Đoàn trống nghệ thuật Ten Drum (Đài Loan) biểu diễn, với sự góp mặt giao lưu của các nghệ sỹ đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen TP. HCM.

PGS.TS. Thành Phần
Người Chăm[1] là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam[2]. Đây là cư dân bản địa thuộc loại hình nhân chủng Indonesien[3], có mối quan hệ gần gủi với hệ ngôn ngữ Austronesian (thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian)[4]. Do trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, cộng đồng tộc người Chăm ngày nay phân bố cư trú phân tán nhiều khu vực khác nhau như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hoá cổ xưa mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống thể hiện qua tín ngưỡng – tôn giáo của họ. Vì vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi bài viết này chủ yếu trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ngày 10/10/2022, TS. Trần Đình Lâm - Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tham dự buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc Khánh Song Thập lần thứ 111 của Đài Loan theo lời mời của ông Hàn Quốc Diệu - Chủ nhiệm Văn Phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện chương trình nghiên cứu văn hóa xã hội tại địa bàn các dân tộc thiểu số ở các huyện biên giới miền núi, từ ngày 16/9 đến ngày 23/9/2022 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp với Trường Đại học Waseda – Nhật Bản đã triển khai chương trình khảo sát nghiên cứu thực tế tại địa bàn tỉnh Lào Cai.

Từ ngày 25/8 đến ngày 31/8/2022, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tiếp đón đoàn sinh viên từ trường Đại học Innsbruck, Cộng hòa Áo đến tham gia chương trình Khóa học Hè 2022. Đây là chương trình đầu tiên được tổ chức sau hai năm tạm ngừng thực hiện do đại dịch Covid. Đoàn gồm có 25 sinh viên đến từ các Khoa khác nhau của trường Đại học Innsbruck cũng như một số trường Đại học khác ở Áo.