
PGS.TS. Thành Phần
Người Chăm[1] là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam[2]. Đây là cư dân bản địa thuộc loại hình nhân chủng Indonesien[3], có mối quan hệ gần gủi với hệ ngôn ngữ Austronesian (thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian)[4]. Do trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, cộng đồng tộc người Chăm ngày nay phân bố cư trú phân tán nhiều khu vực khác nhau như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hoá cổ xưa mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống thể hiện qua tín ngưỡng – tôn giáo của họ. Vì vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi bài viết này chủ yếu trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, huyện Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung, vẫn đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau, như: khảo cổ học, lịch sử, dân tộc học, xã hội học, kinh tế, môi trường sinh thái v.v. Tuy vậy, một nghiên cứu khu vực học mang tính tổng thể về một không gian xã hội văn hóa Óc Eo - Thoại Sơn vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Vận dụng cách tiếp cận đa ngành và liên ngành chúng tôi đã tiến hành đánh giá toàn diện và tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá, tiềm năng phát triển kinh tế, chính sách phục vụ phát triển bền vững cho một vùng đất cụ thể: huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang - “đất hình thắng quan yếu ở miền Tây”. Theo định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), thì vấn đề thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là một lĩnh vực cần ưu tiên trong phát triển kinh tế bền vững.

Tập sách : THAILAND PLUS ONE CORPORATE STRATEGY (Quyển 6)
Chủ biên: Masami Ishida, So Umezaki, Yasuhiro Yamada
NXB: ERIA (Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á) và TCER (Viện nghiên cứu Kinh tế Tokyo)