Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

ĐÀO TẠO » Khóa học Tiếng Thái Lan

TỌA ĐÀM QUỐC TẾ - SINH VIÊN VỚI CÔNG VIỆC TỐT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Thứ hai, 02/12/2024 15:12

Sáng ngày 23.11, Trung tâm Khởi nghiệp và Giới thiệu việc làm phối hợp cùng Viện Friedrich - Ebert - Stiftung tại Việt Nam, đã tổ chức thành công Tọa đàm quốc tế "Sinh viên với công việc tốt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.

Tham gia Tọa đàm, về phía Viện Friedrich - Ebert - Stiftung (FES) tại Việt Nam có ông Timo Rinke, Trưởng đại diện; bà Trần Hồng Hạnh, Quản lý chương trình; bà Phạm Thị Bích Ngà, Quản lý chương trình Dự án Khí hậu và Năng lượng thuộc Viện FES Việt Nam. Về phía Nhà trường, có sự hiện diện của TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á; PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh, Giám đốc Khởi nghiệp và Giới thiệu việc làm;  TS. Nguyễn Thị Kim Loan, Phó Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ cùng các giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp có quan tâm đến Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những thay đổi sâu rộng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là thị trường lao động. Vì vậy, sinh viên cần chủ động phát triển bản thân bằng cách học tập, nghiên cứu, xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển kỹ năng mềm ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Với triết lý giáo dục “Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hoá”, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn hỗ trợ sinh viên nắm bắt các xu hướng nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Thầy kỳ vọng, Tọa đàm  sẽ là cơ hội để sinh viên hiểu rõ xu hướng nghề nghiệp, kỹ năng cần thiết và xây dựng lộ trình sự nghiệp bền vững trong kỷ nguyên số.


TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, phát biểu khai mạc Toạ đàm

Đại diện đơn vị phối hợp tổ chức Tọa đàm, ông Timo Rinke, Trưởng đại diện Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam, chia sẻ vai trò của sự công bằng, phát triển bền vững và bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số. Ông cho rằng, việc chuyển đổi này không chỉ ảnh hưởng đến các ngành nghề tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, đặt ra thách thức lớn đối với công việc truyền thống và yêu cầu cao hơn về kỹ năng trong các ngành nghề mới. Trưởng đại diện Viện FES kêu gọi sự hợp tác giữa các tổ chức, nhà tuyển dụng và cơ sở đào tạo để đảm bảo người lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ, được trang bị đầy đủ các kỹ năng trước khi họ bước vào thị trường lao động đầy tính cạnh tranh.

Ông Timo Rinke, Trưởng đại diện bà Trần Hồng Hạnh, Quản lý chương trình Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam, phát biểu chào mừng tại Toạ đàm

Trong phần báo cáo tham luận, các tham luận viên đã trình bày 03 tham luận xoay quanh các vấn đề về những thay đổi và thách thức của thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với tầm quan trọng của việc làm bền vững và gắn kết phát triển việc làm bền vững với bảo vệ môi trường. đồng thời đề xuất các giải pháp để thích ứng với xu hướng mới như dự báo sự phát triển của công nghệ cao và AI dẫn tới những thay đổi trong nhu cầu sử dụng lao động trong tương lai. Từ đó kêu gọi doanh nghiệp và cơ sở đào tạo hợp tác để triển khai các chương trình đào tạo linh hoạt, giúp lao động thích nghi nhanh chóng và sáng tạo với những thay đổi nhanh chóng trong thời đại công nghệ.

Sau phần trình bày của 03 tham luận viên, buổi tọa đàm tiếp tục với phần thảo luận sôi nổi, thu hút sự quan tâm của các đại biểu và sinh viên tham gia. Các câu hỏi tập trung vào việc trang bị kỹ năng cần thiết trong bối cảnh công nghệ cao và AI phát triển mạnh mẽ, vai trò của nhà trường và chính sách đào tạo trong hỗ trợ sinh viên thích nghi với thị trường lao động, cũng như sự cân bằng giữa phát triển việc làm bền vững và bảo vệ môi trường. Phần thảo luận không chỉ mang lại những góc nhìn sâu sắc mà còn tạo không gian tương tác, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các xu hướng nghề nghiệp và chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp bền vững.



Người tham gia đặt câu hỏi cho các diễn giả tại Phần thảo luận

Chiều cùng ngày, Tọa đàm tiếp tục với phần tham luận của 6 nhóm sinh viên, mang đến nhiều ý kiến, góc nhìn và giải pháp sáng tạo. Các báo cáo tập trung vào những chủ đề nổi bật như thúc đẩy việc làm bền vững trong thế kỷ 21, sự giao thoa giữa lợi nhuận kinh tế và công việc bền vững, vai trò của doanh nghiệp xanh trong phát triển bền vững, kỹ năng thích ứng đa ngành trong thời kỳ công nghệ số, cơ hội và rào cản do tự định kiến và mối liên hệ giữa so sánh xã hội với khả năng thích ứng nghề nghiệp. Những nội dung này không chỉ phản ánh sự hiểu biết sâu sắc mà còn cho thấy tư duy đổi mới của sinh viên trước các thách thức thời đại.

Với sự góp mặt của PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á cùng với bà Phạm Thị Bích Ngà, Quản lý chương trình Dự án Khí hậu thuộc Viện FES Việt Nam, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của đôi bên đối với các vấn đề liên quan đến thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực, hơn hết là tầm quan trọng khi gắn kết phát triển việc làm bền vững cùng bảo vệ môi trường nhằm thích ứng và dự báo những xu hướng mới trong tương lai. Những mục tiêu cao đẹp đó còn là động lực quan trọng thúc đẩy sự thành công của chương trình tọa đàm này. Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á mong rằng mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) sẽ tiếp tục bền chặt và mang lại nhiều cơ hội học tập, việc làm cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á cùng với bà Phạm Thị Bích Ngà, Quản lý chương trình Dự án Khí hậu thuộc Viện FES Việt Nam cùng sinh viên Khoa Đô thị học

 

Bài mới hơn

THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC TIẾNG THÁI THÁNG 02/2025THÔNG BÁO CHIÊU SINH KHÓA HỌC TIẾNG THÁI THÁNG 12/2024

Bài viết cùng chuyên mục

CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 11/2024CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 10/2024CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 09/2024CHIÊU SINH KHÓA TIẾNG THÁI DÀNH CHO NGƯỜI ĐI LÀMTHAM DỰ HỘI THẢO QUỐC GIA THƯỜNG NIÊN VỀ BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN SAO CHÉP Ở VIỆT NAMTHÔNG BÁO CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 08/2024CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 7/2024THÔNG BÁO CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 06/2024THÔNG BÁO CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 05/2024THÔNG BÁO CHIÊU SINH CÁC LỚP TIẾNG THÁI THÁNG 04/2024
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com