BUỔI CHIA SẺ VỀ DÂN TỘC CHĂM CỦA GIÁO SƯ IKEMOTO YUKIO, ĐẠI HỌC TOKYO
Thứ hai, 05/07/2021 18:07Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đề tài về văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn giành được nhiều quan tâm từ các học giả quốc tế. Vào ngày 27/6 vừa qua, buổi chuyên đề trực tuyến về dân tộc Chăm chủ trì bởi Giáo sư Ikemoto Yukio (Đại học Tokyo, Nhật Bản) và Nhiếp ảnh gia Aoki Yukiko đã được tổ chức với sự tham gia của TS. Trần Đình Lâm (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á), PGS. TS. Thành Phần, cùng cô Nguyễn Thị Thu Thủy - Giảng viên Đại học Văn Lang. GS. Ikemoto đã từng hợp tác với ĐHKHXHNV (*) trong đề tài Xóa đói giảm nghèo từ góc độ nghiên cứu liên ngành. (Link)
Trong buổi chia sẻ, cô Aoki đã kể về câu chuyện kết nối giữa cô với con người và văn hóa dân tộc Chăm. Trong dịp sang thăm Việt Nam tham quan Huế, Hội An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Nhiếp ảnh gia Aoki đã dành sự quan tâm đặc biệt đến người dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Trong suốt thời gian trải nghiệm ở làng Tuấn Tú, giáo sư đã sưu tầm nhiều hình ảnh về phong cảnh và con người nơi đây. Từ hình ảnh con đường làng với hai bên đường là những bụi xương rồng, những đàn cừu, đàn bò thong dong đi trên đường đất hay tô bánh canh cá - đặc sản của người Chăm và khoảnh khắc em bé Chăm ăn sáng, tất cả những điều bình dị, chân quê đã dành được sự quan tâm đặc biệt của cô giáo người Nhật. Cô Aoki Yukiko và giáo sư Ikemoto Yukio đã đặt rất nhiều câu hỏi về người dân tộc Chăm như: công việc khác của Thầy cúng người dân tộc Chăm ngoài việc làm lễ cúng, việc sử dụng thịt và lông cừu của người Chăm, nguồn gốc món bánh canh chả cá có phải bắt nguồn từ dân tộc Chăm, loài cây người Chăm dùng làm thuốc, và việc người Chăm sử dụng phân bò để trét xung quanh thuyền ngăn nước. Mỗi câu hỏi đều thể hiện sự hứng thú, mong mỏi nghiên cứu về Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng. Những câu hỏi trên đều được GS. Thành Phần giải thích chi tiết, cụ thể. Giáo sư Ikemoto Yukio và cô Aoki Yukiko đều rất hài lòng và bày tỏ sự trân trọng với sự tham gia và giải đáp nhiệt tình của các đại diện từ Việt Nam.
Thông qua buổi chia sẻ, những nét văn hóa tiêu biểu và đặc sắc của dân tộc Chăm đã được phổ biến và lan tỏa đến một phần nhỏ của cộng đồng quốc tế, đóng góp thêm tư liệu cho những nghiên cứu của học giả và bạn bè quốc tế về văn hóa và dân tộc Việt Nam.
Giáo sư Ikemoto Yukio trong buổi chia sẻ
(*) Bài viết về GS. Ikemoto tham dự Buổi báo cáo Đề tài mối quan hệ giữa Nhật Bản, Trung quốc và Hàn quốc nhìn từ góc độ nghiên cứu nông nghiệp sinh thái liên ngành tại trường ĐHKHXHNV, ĐHQG TPHCM (Tham khảo tại đây)

Bài mới hơn
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARY