Ngày đầu tiên của hội nghị có chủ đề “Breakthroughs of Area Studies and ASEAN in the era of homo untact” (Những đột phá của Nghiên cứu khu vực và ASEAN trong thời đại không tiếp xúc), các diễn giả trình bày nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19 trong khu vực Đông Nam Á. Theo nghiên cứu của GS Stephen, UAE “nghiên cứu về dịch bệnh cũng đóng góp lớn cho việc tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử về khu vực”. Dựa theo các ghi chép của nhà ngoại giao và quân đội Anh, bệnh sốt rét từng hoành hành ở Batavia (Jarkata, Indonesia) vào những năm 1775-1850 cho thấy bức tranh kinh tế và xã hội bấy giờ của vùng đất này. Ở một nghiên cứu khác, diễn giả Michael (Đại học Sacramento, California, Mỹ) cũng đã chỉ ra những điểm tương đồng về các đại dịch đã qua trong lịch sử các nước Đông Nam Á. Phần lớn các đại dịch đều bùng phát ở những nơi tập trung đông dân số, nơi diễn ra nhiều hoạt động giao tiếp, trao đổi giữa con người do quá trình công nghiệp hóa và hoạt động thương mại quốc tế. Các hoạt động giao thương diễn ra sôi động đồng nghĩa với sự tăng lên mạnh mẽ của các hoạt động du lịch, đi lại giữa các khu vực, giải thích phần nào lý do cho tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Bên cạnh đó, giáo sư cũng chỉ ra sự liên quan giữa dịch bệnh và động vật được cho là mang mầm bệnh. Ông đã dẫn chứng về cuộc đại diệt chuột ở Hà Nội đầu thế kỉ 19 do loài vật này được cho là loài vật mang bệnh dịch hạch. Lịch sử lặp lại, một loài vật khác cũng bị nghi ngờ và được cho là nguồn bệnh của virus Covid-19 – loài dơi.
Trong phiên hội nghị ngày thứ hai, chủ đề chính của các phần trình bày và thảo luận xoay quanh mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và khu vực Mekong. Phiên hội nghị buổi sáng diễn ra với sự trình bày của ba diễn giả về hợp tác trong y tế, trao đổi nhân lực giữa Hàn Quốc và Mekong về vấn đề nhập cư, hoạt động du lịch cũng như các biện pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác y tế giữa đôi bên. Theo số liệu thống kê của Presidential Committee on Southern Policy, ASEAN-Korea Center, số lượng người Hàn Quốc đến Myanmar, Thái Lan, Việt Nam đều tăng theo từng năm, giai đoạn từ 2015-2019. Trong đó, Việt Nam ghi nhận số người đến từ Hàn Quốc cao nhất. Ở chiều ngược lại số lượng người đến Hàn Quốc ở cả năm quốc gia đều tăng, trong đó số người đến từ Thái Lan là cao nhất.
Các phần trình bày trong phiên hội nghị buổi chiều xoay quanh hợp tác ngoại giao, an ninh và hợp tác kinh tế chiến lược Mekong-ROK. Vấn đề an ninh ở Myanmar là điểm nóng trong phần trình bày, với hàng loạt các góc nhìn và phân tích được đưa ra hướng đến hòa bình, công bằng và ổn định. Hoạt động kinh tế chiến lược giữa Hàn Quốc và các quốc gia Mekong tiếp tục phát triển và có những bước tiến mới, đặc biệt là giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Theo GS Kwon Yul, Viện nghiên cứu Chính sách Kinh tế Hàn Quốc, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc. Về hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam đứng thứ ba trong số các thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc, và cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của quốc gia này.
Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với trong việc củng cố và gắn kết mối quan hệ hợp tác và nghiên cứu giữa Hàn Quốc và các quốc gia Mekong nói chung và cả khu vực Đông Nam Á nói riêng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Một số hình ảnh của trong hai ngày diễn ra hội nghị: