BUỔI SINH HOẠT KHOA HỌC VỚI CHỦ ĐỀ: CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ - TRUNG Ở BIỂN ĐÔNG
Thư năm, 22/10/2020 16:10Sáng ngày 15/10/2020 vừa qua, TS. Trần Đình Lâm – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM đã tham gia buổi sinh hoạt khoa học về chủ đề: “Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở biển Đông” do Khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Diễn giả của chương trình là Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chương trình còn có sự tham dự của TS. Nguyễn Nhã – người đã dành ra hơn 40 năm nghiên cứu về biển, đảo Việt Nam và TS. Bùi Hải Đăng – Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, trường ĐH KHXH & NV TP.HCM.
Đại sứ Nguyễn Trường Giang phát biểu tại buổi tọa đàm (Nguồn: Anh Hoàng)
Nội dung của chương trình xoay quanh 3 vấn đề chính: Tình hình thế giới hiện nay, cơ hội và thách thức đất nước đang đối mặt và tình hình cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung trên biển Đông.
Bằng những kiến thức, kinh nghiệm học tập và nghiên cứu thực tế của bản thân, Đại sứ Nguyễn Trường Giang đã chia sẻ những thông tin xác thực nhất đến hội thảo về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đại sứ đã thể hiện góc nhìn và quan điểm mạnh mẽ thông qua các cơ sở pháp lý xác thực về chủ quyền biển đảo của đất nước. Qua buổi sinh hoạt khoa học này, Ngài đại sứ mong muốn truyền cảm hứng đến các thế hệ tương lai của Việt Nam qua triết lý: “Chỉ có những con người bình thường mới làm được những điều phi thường” và hi vọng rằng, trong tương lai, Việt Nam có thể nắm bắt được những cơ hội, sớm vượt qua những thách thức trong và ngoài đất nước, đưa Việt Nam ngày càng phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội vươn lên tầm vị thế đối với khu vực ASEAN và trên thế giới.
Ông còn chia sẻ về quãng thời gian làm đại sứ của Việt Nam tại Cộng hòa Áo có rất nhiều kỷ niệm. Đặc biệt nhất là khi trao đổi về quyền lực mềm trong sự phát triển của Áo, Ông đã ví von hình tượng chiếc dùi cui của cảnh sát Áo dùng để hướng dẫn giao thông như là sự đồng thuận xã hội. Tất cả mọi người đều tự giác tuân thủ luật pháp, tạo nên sức mạnh kinh tế lớn lao. Giờ đây, biên cương của nước Áo không chỉ dừng lại ở một không gian địa lý cụ thể nữa, mà được nới rộng qua tận châu Phi, châu Mỹ vì sức mạnh đầu tư ra nước ngoài của các công ty Áo. Thiết nghĩ, tình hình biển ở khu vực Đông Nam Á cũng cần tuân thủ quy định chung và luật pháp quốc tế cũng như có sự hợp tác giữa các quốc gia ASEAN nhằm tạo ra một môi trường đoàn kết, cùng nhau khai thác nguồn lợi chung, hướng đến phát triển hòa bình và thịnh vượng tránh những khiêu khích không đáng có dẫn đến xung đột chiến tranh.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM