Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ MÙA HÈ 2022 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁO

Thứ sáu, 16/09/2022 17:09

Từ ngày 25/8 đến ngày 31/8/2022, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tiếp đón đoàn sinh viên từ trường Đại học Innsbruck, Cộng hòa Áo đến tham gia chương trình Khóa học Hè 2022. Đây là chương trình đầu tiên được tổ chức sau hai năm tạm ngừng thực hiện do đại dịch Covid. Đoàn gồm có 25 sinh viên đến từ các Khoa khác nhau của trường Đại học Innsbruck cũng như một số trường Đại học khác ở Áo. 

 

Chương trình học bao gồm sáu bài giảng về các khía cạnh và lĩnh vực khác nhau: Chiến tranh, Văn hóa, Tôn giáo, Ẩm thực, Kinh tế và Báo chí Việt Nam. Trong các buổi học, bên cạnh việc được giới thiệu và cung cấp những thông tin về đất nước, văn hóa Việt Nam, sinh viên cũng có dịp trao đổi và đặt câu hỏi với diễn giả liên quan đến bài giảng cũng như đối chiếu với những quan sát thực tế trong thời gian học tập tại TPHCM và Hà Nội. 

Trong buổi học đầu tiên, GS TS Võ Văn Sen đã mang đến bài giảng về chủ đề “Chiến tranh Việt Nam”. GS đã có những chia sẻ về các giai đoạn cũng như cột mốc đáng chú ý trong cuộc kháng chiến kéo dài trong hai thập kỉ của nhân dân Việt Nam. 

Đoàn sinh viên chụp hình lưu niệm cùng GS Võ Văn Sen và TS Trần Đình Lâm trong buổi học đầu tiên 

Với chủ đề Văn hóa Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Ngọc Thơ, GV khoa Văn hóa học đã đem đến nhiều thông tin khái quát về đất nước Việt Nam như đặc điểm địa hình, các vùng miền, dân tộc cũng như những phong tục, tập quán xưa và nay. Những nét văn hóa đặc trưng độc đáo đã được nhiều sinh viên quan tâm và đặt câu hỏi sôi nổi xuyên suốt bài giảng. 

PGS. TS Nguyễn Ngọc Thơ đang phân tích biểu cảm của các nhân vật trong bức tượng, thể hiện suy nghĩ và tư tưởng của người Việt xưa. 

Bên cạnh những kiến thức chung về văn hoá, phần trình bày về tôn giáo Việt Nam của TS Dương Ngọc Dũng đã có những diễn giải về bản chất của tôn giáo, phân tích tư tưởng các loại hình tôn giáo và chỉ ra những hiện tượng trong đời sống gắn liền với tôn giáo ở Việt Nam. 

TS Dương Ngọc Dũng với phần trình bày và trò chuyện về tôn giáo 

Với bài giảng về ẩm thực Việt Nam, ThS Nguyễn Xuân Triều giới thiệu tính âm và dương trong các món ăn Việt Nam. Lấy ví dụ từ sự kết hợp những nguyên liệu trong những món Việt như phở, gỏi cuốn, canh, đồ kho, trái cây, sự cân bằng giữa tính âm và dương của ẩm thực Việt đã được minh hoạ rõ nét. Thầy cũng đem đến bài giảng về triết lý thuận theo tự nhiên của Đạo giáo. 

ThS Nguyễn Xuân Triều với bài giảng về Triết lý Âm dương trong ẩm thực Việt Nam 

Ngoài những bài giảng về văn hóa xã hội, đoàn sinh viên Áo đã được lắng nghe phần chia sẻ của TS Trần Đình Lâm với chủ đề Kinh tế Việt Nam. Nội dung bài học là bức tranh kinh tế Việt Nam qua các thời kì, với nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực nhất là sau thời kì Đổi Mới. Bên cạnh đó, chương trình cũng vinh dự được tiếp đón Ngài Dietmar Schwank, Tham tán Thương mại Áo tại TPHCM đến giới thiệu về một số hoạt động thương mại, dự án tiêu biểu giữa Áo và Việt Nam. 

TS Trần Đình Lâm cùng GS Traweger gửi tặng Áo kỉ niệm Chương trình Summer School 2022 cho Ngài Dietmar Schwank 

Bài giảng cuối cùng của Khóa học với chủ đề Báo chí Việt Nam, trình bày bởi Nhà báo Quỳnh Trung đến từ báo Tuổi trẻ đã mở mang thêm kiến thức cho sinh viên về sự hình thành và cách thức hoạt động cơ bản của một tờ báo có lịch sử lâu đời và uy tín của thành phố. Trong buổi học, sinh viên cũng đã có cơ hội nêu lên những thắc mắc chung về chủ đề báo chí như sự phổ biến của những thông tin trên mạng xã hội đặt trong bối cảnh báo chí hiện nay, yêu cầu để trở thành nhà báo, các chương trình tin tức, thời sự ở Việt Nam, v.v. 

Nhà báo Quỳnh Trung với phần trình bày về lịch sử Báo chí Việt Nam  

Ngoài ra, sinh viên tham gia khóa học Hè còn được tham quan các di tích lịch sử Việt Nam như địa đạo Củ Chi, tìm hiểu về hoạt động sản xuất của ngành may mặc Việt Nam tại tập đoàn may Nhà Bè (TPHCM). Các hoạt động này đã góp phần mang đến những trải nghiệm thực tế thú vị cho sinh viên.

Năm 2022 là năm thứ 19 chương trình khóa học mùa hè - Summer School - diễn ra, đây là chương trình thường niên do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á phối hợp với Đại học Innsbruck tổ chức, nhằm tạo cơ hội cho sinh viên Áo được tìm hiểu, học tập về đất nước và văn hóa Việt Nam qua các hoạt động học thuật kết hợp tham quan thực tế.  

 

Bài mới hơn

CHƯƠNG TRÌNH HỌP MẶT GIAO LƯU GIỮA QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM GIÚP BẠN CAMPUCHIA VỚI SINH VIÊN LÀO, SINH VIÊN CAMPUCHIA, ĐANG HỌC TẬP TẠI TP.HCMHỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ AN NINH TOÀN CẦU LẦN THỨ 3 ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI ĐẠI HỌC KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT TÂY NAMTHAM QUAN VÀ TRẢI NGHIỆM TUYẾN METRO SỐ 1 (BẾN THÀNH – SUỐI TIÊN)LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC IMMACULATE CONCEPTION (UIC), PHILIPPINESTỌA ĐÀM KHOA HỌC: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU XÂY DỰNG THÀNH PHỐ SÁNG TẠOTỌA ĐÀM NGOẠI GIAO VĂN HÓA - TRIỂN KHAI CÔNG TÁC NGOẠI GIAO VĂN HÓA, THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN ĐỐI NGOẠI GÓP PHẦN QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH, NÂNG CAO VỊ THẾ TP.HCMLỄ KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH VƯƠNG QUỐC THÁI LAN (5.12.1927 – 5.12.2024)TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á TRAO ĐỔI HỢP TÁC VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU KINH THÀNHTỌA ĐÀM QUỐC TẾ - SINH VIÊN VỚI CÔNG VIỆC TỐT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (02/12/1975 - 02/12/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

THĂM VÀ TẶNG SÁCH CHO ĐẠI HỌC DUY TÂN, ĐÀ NẴNGTHĂM VÀ TẶNG SÁCH CHO TRƯỜNG DU LỊCH - ĐẠI HỌC HUẾTHĂM VÀ TẶNG SÁCH CHO ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNGTIẾP ĐÓN GS CHRISTIAN TRAWEGER, ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁO - SUMMER SCHOOL 2022 CẢM NHẬN KHÓA HỌC TIẾNG VIỆT MÙA HÈ 2022 - PHONG HONGTHĂM VÀ TẶNG SÁCH CHO ĐẠI HỌC AMERICAN UNIVERSITY, WASHINGTON D.CHỘI THẢO TỔNG KẾT DỰ ÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÔNG MINHHỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH KHÔNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI NHẬT BẢN, ĐÀI LOAN, THÁI LAN VÀ VIỆT NAMKHẢO SÁT THỰC ĐỊA PHỤC VỤ ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANGHỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ CAO TẠI VIỆT NAM 2022
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com