NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ TẠI ĐÀ LẠT VỚI CÁC GIÁO SƯ ĐẠI HỌC AICHI SHUKUTOKU
Thứ sáu, 29/01/2016 11:01Từ ngày 24 – 27/2/2015, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á cùng giáo sư Seiko Ono và giáo sư Bùi Chí Trung đến từ đại học Aichi Shukutoku, Nhật Bản có chuyến điền dã tại vùng dân tộc thiểu số người K'hor ở Đà Lạt.
Đoàn đã đến thăm quan địa điểm làm cà phê mang thương hiệu K'hor - được xây dựng bởi anh Josh Guikema - một du khách Mỹ đến du lịch và đã kết hôn với chị Rolan CoLieng - người K'hor. Từ sự yêu thương và gắn kết với con người và buôn làng nơi đây, anh đã cùng vợ làm nên thương hiệu cà phê này.
Cũng giống anh Josh, anh James Reelick, một người Mỹ khác, đã đến và xây dựng một nhà hàng pizza K'be's ngay trong làng người K'hor. Anh cũng đề xuất với chính quyền địa phương về việc xây dựng và tổ chức những nơi để biểu diễn văn hóa truyền thống của dân tộc K'hor. Từ kiến nghị này, tương lai, người dân và chính quyền địa phương mong muốn xây dựng được những nhà cộng đồng để biểu diễn cồng chiêng.
Ngoài ra, anh James cũng đưa ra ý tưởng để người dân địa phương làm những ngôi nhà nhỏ ven bìa rừng nhằm phát triển theo mô hình du lịch sinh thái để du khách có thể trải nghiệm cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Đây là một vài ví dụ về sự gắn kết của người nước ngoài với dân tộc địa phương tại Việt Nam nói chung, và với người K'hor nói riêng. Câu chuyện đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho đoàn. Hy vọng tình cảm của những vị khách nước ngoài sẽ tiếp tục được bồi đắp và nhân rộng đến nhiều địa phương khác.
Ngoài ra, du khách cũng sẽ ấn tượng với những người đến từ Úc đứng ra chụp hình, giới thiệu về người K’hor. Chính từ tấm lòng, tâm huyết với đồng bào dân tộc, những người nước ngoài đã có sự gắn kết sâu sắc để tạo ra những hoạt động ý nghĩa. Hỗ trợ đồng bào khó khăn phát triển bằng chính nguồn lực bản thân là cách thức chia sẻ giúp cho đồng bào địa phương.
Qua chuyến đi, GS. Bùi Chí Trung mong muốn Đại học KHXH&NV tsẽ tiếp tục hợp tác và phát triển mối quan hệ này để sinh viên Nhật Bản có cơ hội đến Việt Nam học tiếng Việt, tìm hiểu về kinh tế và văn hóa Việt. Giáo sư cũng mong muốn tài trợ cho Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á ghi lại những di tích của người Chăm. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

Bài mới hơn
TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: VIỆC LÀM TRONG ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨCTHAM DỰ HỘI NGHỊ KẾT NỐI CUNG - CẦU TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIỮA TỈNH ĐẮK LẮK VÀ TPHCM NĂM 2024THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC GIA THƯỜNG NIÊN VỀ BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN SAO CHÉP Ở VIỆT NAMHỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊTHAM DỰ SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ HỌC THUẬT THƯỜNG KỲ CỦA SEARA LẦN THỨ 12HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG NGHỆ XANH VÀ GIÁO DỤC BỀN VỮNGHỘI THẢO HỢP TÁC THÚC ĐẨY CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆP TỌA ĐÀM: KINH TẾ XANH – KINH TẾ SỐ VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGTHAM DỰ CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH CHRO VIETNAM 2024KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KUMAMOTO