BUỔI NÓI CHUYỆN VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIROSHIMA (NHẬT BẢN)
Thứ bảy, 13/04/2019 19:04Ngày 20-3, TS. Trần Đình Lâm đã có buổi trao đổi với sinh viên cùng GS.Tomoko Sasaki, Trường ĐH Hiroshima (Nhật Bản). Buổi nói chuyện diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM.
Tại buổi nói chuyện, TS. Trần Đình Lâm có những chia sẻ về những khó khăn của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn kế hoạch hóa. Sau đó, nhà nước đã có nhiều chính sách sửa sai, mở cửa hợp tác với các nước bên ngoài, khuyến khích vai trò của nền kinh tế tư nhân. Nhờ công cuộc cải cách, Việt Nam đã có nhiều cơ hội phát triển, hòa nhập. Điều đáng khích lệ là sau 30 năm, Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó, TS. Trần Đình Lâm đề cập đến tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về tính tự chủ, tinh thần doanh nghiệp và tầm quan trọng của tư tưởng Fukuzawa. Ông là người đề cao vai trò của giáo dục, tạo nên những cải cách có tầm ảnh hưởng lớn đối với nước Nhật. Đó cũng chính là bài học quý giá để Việt Nam tiếp thu, hoàn thiện và vươn lên một tầm cao hơn.
TS. Trần Đình Lâm cùng các sinh viên trường Đại học Hiroshima
Trong buổi nói chuyện, nhiều sinh viên cũng có ý kiến trao đổi. Bạn Shunki Yoshimura chia sẻ cảm nghĩ về sự năng động của thanh niên Việt Nam, của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy Việt Nam cần phải khắc phục vấn đề xe cộ, quá tải hạ tầng.
Bạn Iwamoto Sora cho biết người dân nên tôn trọng hơn luật pháp ở Việt Nam thì mới tạo được những giá trị tích cực trong văn hóa ứng xử.
Phát biểu cảm nghĩ về thanh niên Việt Nam, bạn Aga Tomihiro bày tỏ sự lo ngại vì những ngay trong buổi trưa chiều, anh thấy thanh niên Việt Nam tụ tập khá đông đúc ở các quán xá vỉa hè, uống nhiều rượu bia. Theo anh, giới trẻ Việt cần sử dụng thời gian hợp lý hơn, chú trọng vào giáo dục và thư giãn, vui chơi lành mạnh.
Cũng trong phiên thảo luận, GS. Tomoko Sasaki đã trò chuyện lại với sinh viên về tầm quan trọng của tư tưởng Fukuzawa, giải thích cho sinh viên hiểu rõ những thay đổi, tác động lớn lao của Fukuzawa dành cho Nhật Bản 150 năm trước.
TS. Trần Đình Lâm mong sẽ có nhiều buổi trao đổi giữa sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM với sinh viên trường Đại học Hiroshima nói riêng và những trường Đại học ở Nhật Bản nói chung để cùng hỗ trợ nhau phát triển lâu dài, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên được giao lưu về văn hóa, giáo dục, mở mang tri thức.

Bài mới hơn
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARY