THAM DỰ BUỔI TỌA ĐÀM CỦA GIÁO SƯ ROGER AMES, ĐẠI HỌC HAWAII
Thư năm, 14/05/2015 14:05Sáng ngày 24/4, tại trường Khoa học Xã hội và Nhân văn đã diễn ra buổi tọa đàm bàn về Nho học và những giá trị toàn cầu do GS. Roger Ames – người có nhiều năm nghiên cứu và dịch thuật về Nho giáo tại Đại học Hawaii cùng TS. Nguyễn Nam là diễn giả. Hai bài tham luận tại buổi tọa đàm đã đưa ra những vấn đề nóng về Nho học và những giá trị văn hóa, chính trị, xã hội liên quốc gia. Đến tham dự buổi tọa đàm có PGS. TS. Hiệu trưởng Võ Văn Sen, cùng đại diện Trung tâm Nghiên cứu VIệt Nam – Đông Nam Á, Khoa Đông Phương, Khoa Trung Quốc, Khoa Văn hóa, Trung tâm Nghiên cứu Phật Giáo và các học viên – nghiên cứu sinh ngành Văn hóa học, Nhân học.
Giáo sư Roger Ames, Đại học Hawaii
Giáo sư Roger Ames trình bày về vấn đề lý thuyết và việc hình thành Hội Liên hiệp Nghiên cứu Nho học. Còn về phần TS. Nguyễn Nam lại đi vào vấn đề đang thời sự hiện nay là vấn đề tác quyền và bản quyền và những vấn để chuyển đổi, tiếp biến trong văn hóa.
Trong phần mở đầu bài tham luận của mình, GS. Ames chia sẻ rất ấn tượng với những thay đổi của Việt Nam và ông ngợi khen đây là một quốc gia vô cùng xinh đẹp. Ông so sánh ở Việt Nam cũng có những phát triển mạnh mẽ như những gì đã và đang có ở Trung Quốc. Trong những quốc gia chịu ảnh hưởng về Nho học như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ mình là một trong những quốc gia có nền Nho học hùng cường. Thế giới hiện nay đang chứng kiến nhiều thay đổi về kinh tế, chính trị, còn sự thay về văn hóa thì như thế nào? Trong bài tham luận của mình, GS. Ames đã phần nào trả lời được câu hỏi ấy.
GS. Roger Ames cũng chia sẻ trăn trở về việc con người trong thế giới hiện nay có thế tạo ra rất nhiều giá trị vật chất, sản suất lương thực năng suất lớn, y học cao chữa được nhiều bệnh hiểm ngheo để giúp giảm thiểu bệnh tật, đói nghèo nhưng thế giới lại vẫn tồn tại đầy rẫy những bất công, hiểm họa. Như vậy, phải chăng thế giới đang thiếu một chân giá trị văn hóa? Ông đã dùng thuật ngữ “Perfect Storm” (tạm dịch là Cơn bão hoàn hảo) khi nói về nghịch lý này. Theo Giáo sư, thế giới đang tồn tại hai trò chơi: vô hạn và hữu hạn. Trò chơi hữu hạn mang tính cách cá nhân, có luật chơi, có kẻ thắng người thua. Trong khi với trò chơi vô hạn, người chơi phải đàm phán, tương tác để cùng giải quyết và đi đến đích của vấn đề, trò chơi này hoặc là cả hai cùng thắng, hoặc là cả hai cùng thua. Do vậy, Giáo sư đề nghị thế giới cần chuyển từ tư duy trò chơi hữu hạn sang tư duy của trò chơi vô hạn. Chẳng hạn như với vấn đề môi trường đang rất nóng hiện nay – đây không phải là “trò chơi” của các nước lớn như Mỹ, Đức, Nhật,… mà phải trở thành “trò chơi” của toàn nhân loại để cùng chiến thắng hiểm họa môi trường bị hủy diệt. Do đó, theo Giáo sư, đây là xu hướng tất yếu của thế giới hiện nay.
Và các nhà nghiên cứu phương Tây, khi tiếp xúc với văn hóa Nho học đã vô hình trung chuyển dịch các khái niệm Nho học theo tư tưởng Tây học. Ông đề nghị các học giả không chỉ ở Châu Á mà toàn thế giới cần ngồi lại ở một tọa đàm để đưa ra được những khung giá trị văn hóa gốc đến cho thế hệ ngày nay và lưu truyền lại về sau. Đây là sứ mạng vô cùng to lớn và khó khăn đối với Hội Liên hiệp Nghiên cứu Nho học đang được xây dựng.
Tham luận đã mở ra nhiều vấn đề cho những nhà nghiên cứu Nho học cũng như cơ hội được đến và nghiên cứu chuyên sâu tại Đại học Hawaii, Hoa Kỳ.

Bài mới hơn
GẶP GỠ TỔNG LÃNH SỰ ẤN ĐỘ: MỞ RỘNG HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂMDIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNG