TỌA ĐÀM KHOA HỌC: TRÀ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
Thứ sáu, 21/02/2025 09:02Sáng 17.02, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM) phối hợp cùng Học viện Trà sư Quốc tế Master Tea Global tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Trà trong truyền thống văn hóa Việt Nam". Buổi tọa đàm có sự tham dự của gần 100 khách mời, bao gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nhân, người yêu trà và đông đảo sinh viên. Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á có PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân tham dự sự kiện.
Các đại biểu tham dự sự kiện
TS. Phạm Tấn Hạ - Phó hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV trong phần phát biểu khai mạc nhấn mạnh: "Đây là diễn đàn học thuật quan trọng, tạo cơ hội để các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người yêu trà cùng thảo luận về giá trị của văn hóa trà Việt Nam. Trà không chỉ là một thức uống mà còn là biểu tượng văn hóa, mang đậm dấu ấn lịch sử và tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh hiện đại, chúng ta cần tìm ra hướng bảo tồn và phát triển phù hợp để đưa trà Việt ra thế giới."
Nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng, tác giả của "Văn Minh Trà Việt" – khách mời của tọa đàm khẳng định: "Trà Việt có nguồn gốc từ 5.000 năm trước, cùng thời với Thần Nông – vị tổ của trà mà toàn thế giới thừa nhận. Không có bất kỳ nền văn minh nào khác ngoài Việt Nam sở hữu hai dòng trà: trà dân gian (để giải khát) và trà cung đình (dành cho tầng lớp thượng lưu). Ngày nay, trà cung đình đã trở thành nét văn hóa phổ biến, giúp mọi người thưởng thức tinh hoa của trà."
Trà không chỉ đơn thuần là thức uống mà còn đóng vai trò quan trọng trong các nghi thức xã hội, từ sinh ra đến khi mất đi. TS. Nguyễn Hiếu Tín chia sẻ: "Trà là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Trước đây, trà được xem là một trong bảy yếu tố quan trọng của đời sống, ngang hàng với nước, muối, giấm, tương và dầu. Không chỉ là một thức uống, trà còn là cầu nối giao tiếp, sản phẩm văn hóa quà tặng, chất xúc tác cho nghệ thuật, và có vai trò trong tâm linh."
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á cũng là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM tham gia ý kiến trong phần thảo luận, nhấn mạnh vai trò của trà trong văn hóa ngoại giao: "Trà không chỉ gắn liền với đời sống hằng ngày mà còn hiện hữu trong các nghi lễ ngoại giao. Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm đã đồng hành cùng Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á trong nhiều sự kiện ngoại giao, giúp lan tỏa văn hóa trà Việt đến bạn bè quốc tế. Những nghiên cứu khoa học đã khẳng định bằng minh chứng và số liệu rằng trà Việt có lịch sử lâu đời, không chỉ dựa trên cảm nhận chủ quan cần nên tiếp tục chia sẻ nhân trọng trên nhiều diễn đàn và tiệc trà các cấp, đặc biệt là cấp quốc gia,… “
Bên cạnh giá trị văn hóa, trà còn có tiềm năng phát triển du lịch trà. TS. Dương Đức Minh - đặt vấn đề: "Làm sao để trà Việt tiếp cận và đến gần hơn với du khách quốc tế khi đến Việt Nam? Du lịch trà đang là một khoảng trống lớn nhưng đầy tiềm năng. Chúng ta cần tạo ra những không gian thưởng trà dành riêng cho du khách nước ngoài ngay tại trung tâm TP.HCM, biến trà Việt thành một sản phẩm du lịch đặc trưng."
Tương tự, ông Đào Ngọc Thọ, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp Trà Doanh Châu, cho rằng việc xuất khẩu trà Việt sang thị trường quốc tế vẫn còn gặp nhiều hạn chế về thương hiệu và định vị sản phẩm.
GS.TS Phan Thu Hiền – GVCC Khoa Văn hóa học góp thêm tiếng nói về các thành tố quan trọng của văn hóa trà nên được tôn trọng và giữ gìn như không gian, âm nhạc, cách pha trà, mời trà,….
Buổi tọa đàm kết thúc với nhiều đề xuất về việc bảo tồn và phát huy văn hóa trà Việt trong xã hội hiện đại. Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, người sáng lập Học viện Trà sư Quốc tế thay mặt Ban tổ chức phát biểu cảm ơn: "Chúng ta đã có sẵn một di sản trà quý giá, nhưng để trà Việt được biết đến nhiều hơn, mỗi cá nhân yêu trà cần lan tỏa những câu chuyện và giá trị văn hóa của trà. Học viện Trà sư Quốc tế không chỉ đào tạo kỹ thuật pha trà mà còn hướng đến việc truyền tải tinh hoa của trà Việt đến thế giới."
Buổi tọa đàm khép lại với những cuộc trao đổi sôi nổi, những tách trà thơm nồng, và một khát vọng chung: đưa trà Việt trở thành một biểu tượng văn hóa và sản phẩm du lịch mang tầm quốc tế. Chi hội Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Hội hữu nghị Việt Nam và Đông Nam Á Tp.HCM đã có kế hoạch cùng Học viện Trà sư Quốc tế tổ chức chương trình giao lưu văn hóa nhân ngày quốc tế hạnh phúc với chủ đề “Hạnh phúc cùng trà trong ngôi nhà ASEAN”.
Một số hình ảnh của buổi tọa đàm:

Bài mới hơn
ĐÓN TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI GS.TS CHAIRY – PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH HỢP TÁC, ĐẠI HỌC PRESIDENT, INDONESIATHAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI NGHỊ BANDUNG TẠI INDONESIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025