BUỔI NÓI CHUYỆN VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC HIROSHIMA
Thứ hai, 20/03/2017 14:03Ngày 2 tháng 3, TS. Trần Đình Lâm đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện cùng với đoàn Đại học Hiroshima đến từ Nhật Bản. Tham dự buổi gặp có mặt GS. Yutaka Hasegawa, Trưởng phòng Tài chính và Hành chính tổng hợp, GS. Tomoko Sasaki, Phòng Giao lưu quốc tế, GS. Fuyuko Takita Ruetenik.
Buổi thảo luận chuyên đề xoay quanh kinh tế Việt Nam, về quá trình chuyển đổi trong thời kì đổi mới, về những thành tựu đáng khích lệ mà Việt Nam đã đạt được.
Sau hơn ba mươi năm đổi mới kể từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ giúp Việt Nam thoát khỏi nghèo đói và chuẩn bị nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Tuy nhiên để phát triển và duy trì nền kinh tế thịnh vượng lâu dài, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Trong buổi gặp, nhiều ý kiến chia sẻ bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và môi trường sinh thái, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó nêu bật vai trò của các trường đại học trong quá trình cải cách, học tập theo mô hình của phương Tây. Nhật Bản trước kia nổi tiếng là một xã hội đặt nặng tư duy Khổng Giáo với thang bậc giá trị : sĩ, nông, công, thương. Tuy vậy với tinh thần cầu tiến học hỏi chắt lọc tinh hoa khoa học kỹ thuật phương Tây đã giúp Nhật Bản tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, môi trường cạnh tranh lành mạnh về kinh tế qua đó thể hiện vai trò gương mẫu của chính phủ đã tạo nên một niềm tin mạnh mẽ trong toàn dân làm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững trở thành niềm tự hào của châu Á. Đây là một bài học thiết thực cho con đường phát triển kinh tế, tiếp tục hướng ra bên ngoài, đẩy mạnh cải cách làm nền tảng cho công nghiệp hóa tại Việt Nam.
GS. Fuyuko Takita Ruetenik chia sẻ ấn tượng về sự phát triển kinh tế của Việt nam và mong muốn được đóng góp để phát triển nguồn nhân lực thông qua các seminar trong thời gian tới.
TS. Trần Đình Lâm chụp hình cùng với SV ĐH Hiroshima, Nhật Bản

Bài mới hơn
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARY