HỘI THẢO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI THÁI LAN & CHIA SẺ DỰ ÁN HEIP- LINK
Thứ ba, 17/12/2013 10:12Tiến sĩ Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á vừa tham dự hôi thảo về Quyền Sở hữu trí tuệ tại các nước đang phát triển lần 2, tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 9/12 vừa qua.
Tiếp nối thành công của chương trình lần 1 vào tháng 12 năm ngoái, trường ĐH Waseda, Nhật Bàn đã phối hợp với tổ chức JETRO, Nhật Bản tại Bangkok tổ chức hội thảo lần 2 với sự tham gia thuyết trình của GS Koji Domon, Đại học Waseda, Nhật Bản, GS Kawashima Nobuko, Đại học Doshisha, Nhật Bản, ông Okuma Yasuo, Jetro Bangkok, ông Michael Yuan, Công ty TNHH Quốc tế Bottom Line Facts cùng một số diễn giả của Thái Lan.
TS. Trần Đình Lâm đã mở đầu chương trình với bài thuyết trình về “Vai trò của chính phủ trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Tiếp theo là bài báo cáo “Những họa động về sở hữu trí tuệ của Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Đông Nam Á” do ông Yasuo Ohkuma trình bày. Sau đó ông Chainarong Charoenchainao, Thanh tra trưởng bộ phận tội phạm kinh tế Thái Lan đã trình bày những nét chính về “Tình hình thực tế về IPRs của Thái Lan qua quá trình thủ tục buộc tội những trường hợp xâm phạm sở hữu trí tuệ”. Bà Baralee Ratnapinda, cán bộ hải quan cấp cao đã báo cáo về những nỗ lực của hải quan Thái Lan trong việc chống lại hàng gian hàng giả.
Phần sau chương trình là bài thuyết trình của GS.Nobuko Kawashima, ĐH Doshisha, nói về Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP), Luật Bản quyền và Văn hóa Sáng tạo của Nhật. Ông Fabrice Mattei, công ty Rouse & Co tiếp nối với cuộc nói chuyện về việc hướng đến vô hiệu hóa việc trừng phạt và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tiếp đó, ông Prakasith Sutthikul, trưởng bộ phận phòng chống xâm phạm sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Sở hữu trí tuệ trình bày về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Thái Lan. Phần cuối chương trình là phần thuyết trình của ông Michael Yuan về vấn đề lương thực và vai trò của IPRs trong việc giải quyết vấn đề này.
GS. Domon cho biết thuốc tây tại Việt Nam được quản lý rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, khác với thực trạng của Campuchia, mặt hàng này không nhận được nhiều quan tâm của luật pháp. Trên thực tế, không chỉ riêng mặt hàng này mà rất nhiều hàng hóa khác hiện bị buôn lậu rất nhiều qua Thái Lan. Nhiều lần cơ quan chức năng đến kiểm tra tại biên giới nhưng vẫn không thể quản lý và kiểm soát được tình hình.
Như vậy, vấn đề được đặt ra là bên cạnh việc tăng cường sự hợp tác giữa các chính quyền như hải quan, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, thì rất cần giúp cho người dân ý thức về vai trò của công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu, cũng như cần có các chế tài xử lý vi phạm hàng giả một cách nghiêm minh, triệt để, đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Nhân hội thảo này, TS. Trần Đình Lâm cũng chia sẻ dự án HEIP LINK trong khuôn khổ hợp tác với Eramus Mundus với các đại biểu tham dự hội thảo. Dự án nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đại học, sự hợp tác của các nước trong việc nâng cao vai trò của quyền sở hữu trí tuệ.
TS. Trần Đình Lâm giới thiệu HEIP-LINK đến Ông Yasuo Okuma.

Bài mới hơn
DỰ ÁN HEIP-linkHỘI THẢO TẠI ĐH JAGIELLONIAN, KRAKOW, BA LANWORKSHOP QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ HEIP - LINK