CẦN CÙ, TỰ LỰC, HỢP TÁC: PHƯƠNG CHÂM CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI
Thứ sáu, 25/12/2020 10:12Trong hai ngày 18 và 19/12/2020, TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tham dự buổi tập huấn về Giáo trình giảng dạy Saemaul 2020 do Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM tổ chức.
Buổi tập huấn có sự tham gia của cán bộ Văn phòng điều phối thuộc các tỉnh thành: TP.HCM, TP. Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cà Mau và thành viên hợp tác xã Saemaul các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Ninh Thuận cùng với giảng viên, chuyên viên, các bạn sinh viên đến từ các khoa của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.
Trong buổi tập huấn, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong đã giới thiệu lịch sử hình thành và giá trị cốt lõi của Phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc. Đồng thời, PGS.TS Phương Lan cũng phân tích rõ những nguyên nhân mà phong trào này nên được phổ biến và nhân rộng tại Việt Nam. Những ý chính trong hai giáo trình do PGS.TS Phương Lan làm chủ biên: “Phong trào Saemaul của Hàn Quốc” và “Phát triển Nông thôn Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của phong trào Saemaul” cũng được trình bày trong buổi tập huấn.
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan trình bày trong buổi tập huấn
Bên cạnh đó, PGS.TS Phương Lan nhấn mạnh về ba giá trị cốt lõi của Tinh thần Saemaul - “cần cù, tự lực, hợp tác”. Chính nhờ có sự hiểu rõ và tuân thủ những giá trị cốt lõi này mà Hàn Quốc đã đạt những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, xã hội và phát triển nông thôn. Nếu Việt Nam có thể áp dụng thực hiện phong trào này một cách phù hợp và học tập từ những bài học kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc thì việc phát triển nông thôn ở Việt Nam nhất định sẽ có nhiều khởi sắc.
Theo đó, kỹ năng về mặt kiến thức chuyên môn cũng như tinh thần, thái độ làm việc của người lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong mô hình này. Chính vì vậy, quá trình tập huấn kỹ năng và tư tưởng phải được thực hiện một cách chu đáo, tận tâm nhằm mục tiêu tạo ra được những người lãnh đạo có tâm, có tầm, phát huy hơn nữa những giá trị tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan mong rằng sau buổi tập huấn, học viên có thể ứng dụng tinh thần Saemaul vào các đề án OCOP, làng văn hóa du lịch cũng như thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam góp phần tích cực vào thay đổi diện mạo nền kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai.
Người tham dự chụp ảnh lưu niệm cuối buổi tập huấn
TS. Phạm Thanh Duy – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong (bìa phải) trao giấy chứng nhận cho các thầy cô tham gia khóa tập huấn

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM