Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  
Slide background
  THÔNG ĐIỆP NĂM 2023 CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐHKHXH&NV: TỰ TIN HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC VỚI TẦM NHÌN XUYÊN SUỐT  
Slide background
  HỘI THẢO NÔNG NGHIỆP TỰ NHIÊN NHẬT BẢN TẠI XÃ EA NA, HUYỆN KRÔNG ANA, ĐẮK LẮK  
Slide background
  BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH NOSTALGIA FOR THE COUNTRYSIDE CỦA TÁC GIẢ DICK GEBUYS  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2022  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI TỈNH HẬU GIANG NGÀY 28/10/2022  
Slide background
  KHẢO SÁT TẠI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CÁI LỚN - CÁI BÉ  

Nghiên cứu khoa học

HCM-USSH THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ DỰ ÁN TOURIST TẠI HÀ NỘI

Thứ hai, 03/08/2020 17:08

Trong hai ngày 03 và 04  tháng 12 năm 2019, tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học quốc tế “Phát triển du lịch bền vững: Bài học kinh nghiệm cho các nước Đông Nam Á” thuộc Dự án TOURIST do Uỷ ban Châu Âu tài trợ thông qua Chương trình Erasmus+. Đoàn đại biểu trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 03 thành viên đã tham dự và đóng góp tích cực cho Hội nghị.

 

Tham dự Hội nghị có trên 60 học giả, nhà nghiên cứu và các đại diện cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Đoàn đại biểu trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP.HCM do TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á dẫn đầu cùng với 02 thành viên là TS. Nguyễn Văn Hoàng - Giảng viên khoa Du lịch và Th.S. Nguyễn Hồng Trúc – Chuyên viên nghiên cứu phát triển bền vững và quy hoạch đô thị.

Trong hai ngày Hội nghị, các học giả và nhà nghiên cứu đã phân tích những mặt tích cực mà ngành du lịch mang lại cho nền kinh tế, đóng góp cho phát triển việc làm và tạo ra môi trường thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, những tồn tại và thách thức của ngành du lịch Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, đặc biệt là chủ đề phát triển bền vững, đã được đưa ra thảo luận tại các diễn đàn nhằm hình thành một mạng lưới kết nối và chia sẻ kiến thức, hướng đền đề ra những giải pháp thiết thực áp dụng tại mỗi nước thành viên.

Toàn cảnh Hội nghị quốc tế lần thứ nhất dự án TOURIST tại Hà Nội

Về phía trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM, các thành viên đoàn đều có bài báo cáo khoa học đăng trên tập Kỷ yếu của Hội nghị. Đặc biệt, TS. Nguyễn Văn Hoàng đã trình bày nghiên cứu về phát triển bền vững tại khu du lịch Cù Lao Chàm – Hội An. Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng khai thác du lịch tại Cù Lao Chàm, đồng thời đối chiếu với những mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch, TS. Nguyễn Văn Hoàng đề xuất áp dụng các mô hình quản lý học tập từ các quốc gia phát triển để đổi mới phương thức quản lý điểm đến du lịch tại Việt Nam. Bài báo cáo đã nhận được nhiều trao đổi tích cực từ các học giả và nhà nghiên cứu quốc tế tham dự Hội nghị.

Các đại biểu lắng nghe báo cáo tại Hội nghị

Hội nghị khoa học quốc tế lần 1 tổ chức tại Hà Nội là một hoạt động chính thuộc gói công việc số 5 của dự án TOURIST* nhằm mục tiêu quảng bá và tạo mạng lưới phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam và Thái Lan. Hội nghị quốc tế lần 2 sẽ được tổ chức tại Thái Lan trong năm 2020.

(*) Dự án TOURIST có tên tiếng Việt đầy đủ là “Phát triển du lịch bền vững và các chính sách đổi mới trong quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tích cực cho ngành du lịch Thái Lan và Việt Nam". Dự án sẽ được tiến hành trong 3 năm từ 2017 đến 2020 do Quỹ Erasmus+ của Liên minh châu Âu tài trợ, dưới sự điều phối chính của Trường ĐH FH Joanneum (Áo). Các thành viên phía Việt Nam gồm Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG Hà Nội, Đại học Huế và Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP.HCM.

Bài mới hơn

HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANGGIỚI THIỆU VỀ ARIYA NGƯỜI CHĂM BÌNH THUẬNCHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI - PHỐI HỢP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC WASEDA - NHẬT BẢNHỘI THẢO TỔNG KẾT DỰ ÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÔNG MINHLỄ KHÁNH THÀNH LỚP HỌC THÔNG MINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LINH CHIỂUKHẢO SÁT THỰC ĐỊA PHỤC VỤ ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANGHỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ CAO TẠI VIỆT NAM 2022KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ VỚI TRUNG TÂM QUỐC GIA VỀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT INDIRA GANDHI, ẤN ĐỘHỘI THẢO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ NHIỆT ĐIỆN THAN Ở MIỀN TRUNG VÀ MIỀN NAM VIỆT NAMBUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA GIÁO SƯ IKEMOTO

Bài viết cùng chuyên mục

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ ĐỔI MỚI KINH TẾ VIỆT NAM VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHANG JUNG CHRISTIAN (ĐÀI LOAN)LÀM VIỆC VỚI TỔNG CỤC DU LỊCH – QUẢNG BÁ CHO DỰ ÁN TOURIST TẠI HÀ NỘITỌA ĐÀM KHOA HỌC: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAMCHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC CỦA GIÁO SƯ OGATA, ĐẠI HỌC CHUO, NHẬT BẢNHỌP KHAI MẠC DỰ ÁN REACT - NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐỔI MỚI VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CAMPUCHIA, LÀO VÀ VIỆT NAMMALAYSIA KÊU GỌI ASEAN ĐOÀN KẾT TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNGCÁCH VƯỢT QUA LƯỠNG NAN ĐỒNG THUẬN CỦA ASEAN Ở BIỂN ĐÔNGDỰ ÁN ENHANCE – HỌP ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN, HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VÀ HỘI THẢO TẬP HUẤN LẦN I TẠI HÀ NỘIGIẢI CỨU ASEAN KHỎI THẾ LỰC BÊN NGOÀIKHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

Giới thiệu

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chức

Nghiên cứu khoa học

Hợp tác Quốc tếKhảo sát & Nghiên cứu Thực tếXuất bảnDự án Nghiên cứuHội thảo

Đào tạo

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học tiếng ViệtKhoá học Tiếng AnhKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Phụ trách nội dung tiếng Việt: PGS. TS. Trần Lê Hoa Tranh
Phụ trách nội dung tiếng Anh: ThS. Nguyễn Xuân Triều
–––
Địa chỉ: Phòng K.008, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com