Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

XUẤT BẢN » Sách

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Thư năm, 28/10/2021 17:10

Lời giới thiệu 

Thiên niên kỷ mới đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Sự tăng trưởng này dường như nhằm thách thức vị thế thống lĩnh vốn vẫn thuộc về các nước phát triển. Lúc này đây, chúng ta đang đối mặt với một sự chuyển đổi từ một hệ thống cũ được ưu tiên ủng hộ bởi các quốc gia phát triển, đến một hệ thống mới mà tại đó sức mạnh kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang được điều chỉnh để hướng đến một mô hình quyền lực cân bằng hơn giữa hai khối quốc gia này.

Trong một trăm năm qua, các quyền sở hữu trí tuệ (quyền SHTT) đã luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các quốc gia có sự khác biệt rất lớn trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT, cụ thể là các nước đang phát triển thường gắn liền với các tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Hệ quả là tồn tại một sự căng thẳng kéo dài giữa hai khối quốc gia này. Thường xảy ra tình trạng trong khi các nước phát triển luôn cải tiến công nghệ, các quốc gia đang phát triển lại chọn áp dụng các mức độ bảo hộ quyền SHTT thấp để có thể hưởng lợi từ các kết quả cải tiến của các nước phát triển. Do đó, mối lo ngại chủ yếu của các nước phát triển là làm cách nào có thể bảo vệ được các sáng chế, cải tiến của mình khỏi bị làm giả hoặc sao chép tại các quốc gia kém phát triển hơn (LDCs). Các nước phát triển vì vậy đã không ngừng yêu cầu các nước đang phát triển phải thực thi mạnh mẽ và hiệu quả hơn việc bảo hộ các quyền SHTT tại nước mình. Ngược lại, các nước kém phát triển lại cho rằng bảo hộ quyền SHTT là một nguyên nhân khiến cho hoạt động cải tiến công nghệ trở nên đắt đỏ, và tạo nên rào cản hạn chế công nghệ mới tiếp cận công chúng một cách rộng rãi. Hơn nữa, các nước kém phát triển thường cũng không đủ khả năng tuân thủ các quyền SHTT như các nước phát triển, ít nhất là trong ngắn hạn. Đây là kết quả của thực tế là các nước kém phát triển không thể đánh giá được tầm quan trọng của một hệ thống quản lý quyền SHTT vững mạnh. Ví dụ, khi chúng tôi trao đổi với các sinh viên đại học ở Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến “bản quyền”, chúng tôi đã không hề nhận thấy những sinh viên này cảm thấy chút tội lỗi nào trong việc mua sắm các sản phẩm làm giả. Trên thực tế, một vài người còn khẳng định rằng việc “sao chép” các nhãn hiệu nổi tiếng không nên bị lên án vì chất lượng của các sản phẩm làm giả cũng không phải là quá tệ.  

Không có gì phải tranh cãi về việc châu Á sẽ nổi lên như một trung tâm công nghiệp toàn cầu trong thế kỷ này. Tuy nhiên, vì phần lớn các nước trong khu vực vẫn còn “đang phát triển” nên vẫn tồn tại nhiều khó khăn, một số các khó khăn mang tính ảnh hưởng quốc tế. Việc thực thi hiệu quả quyền SHTT là một trong các vấn đề như vậy. Nhận thức được sự quan trọng này, chúng tôi đã quyết định tổ chức buổi hội thảo để thảo luận kỹ lưỡng về các vấn đề còn tồn tại của quyền SHTT. Mục tiêu trước nhất của hội thảo chính là tạo điều kiện để các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT đến từ các quốc gia phát triển và cả các quốc gia đang phát triển có cơ hội được trao đổi trên một diễn đàn chung. Cùng nhau tiếp cận các vấn đề chung từ hai phía đã đạt được một lợi ích hai chiều: một mặt, trong khi các chuyên gia đến từ các nước phát triển có thể chia sẻ mối quan tâm của họ về việc các nước đang phát triển không chịu thực thi quyền SHTT, thì các chuyên gia thuộc nhóm còn lại cũng có thể chia sẻ mối lo ngại của họ trong việc làm thế nào có thể thực thi hiệu quả cuộc chiến chống lại các hoạt động xâm phạm quyền SHTT.

Chúng tôi xuất bản cuốn sách này như một báo cáo kỷ yếu của hội thảo. Bản chỉnh sửa của các bài viết tham gia hội thảo dự kiến sẽ được đăng trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Ngoài các bài viết tham gia hội thảo, chúng tôi cũng công bố những bình luận nhận được từ phía khán giả tham dự. Đồng thời chúng tôi cũng mô phỏng một vài ví dụ liên quan đến các vụ việc xâm phạm quyền SHTT ở châu Á, mà chủ yếu các ví dụ được hướng đến nhiều hơn là các vụ việc xảy ra tại Việt Nam. Hội thảo này đã được tổ chức vào năm 2012, và đây là lần tái bản. Vì tôn trọng quyền tác giả nên những số liệu trong các báo cáo/tham luận dự đoán cho các năm 2012-2020 vẫn được chúng tôi giữ nguyên.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ bổ ích cho các chuyên gia quyền SHTT và các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, để thực hiện các chính sách hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Chỉ có những chính sách được đồng thuận bởi các nước thuộc cả hai khối quốc gia mới có thể được thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế. 

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bà Sái Thị Mây, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã hỗ trợ tổ chức buổi hội thảo, cũng như nhiệt tình hợp tác xuất bản cuốn sách này. Không có sự hỗ trợ của bà, cuốn sách đã không thể nào được xuất bản theo đúng thời gian dự kiến. Chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các tổ chức đã tài trợ xuất bản ấn phẩm này. Theo đây, chúng tôi ghi nhận sự ủng hộ về mặt tài chính của hai nhà tài trợ đến từ Nhật Bản, là “Quỹ viện trợ cho Nghiên cứu Khoa học đối với Phát triển Khoa học” [(B) 23402027], và “Quỹ hỗ trợ Đại học Waseda dành cho các Dự án Nghiên cứu Đặc biệt” [1012B-209].

 

Koji Domon

Tran Dinh Lam

SimritKaur

 


 

Bài mới hơn

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỜI SÔNG KINH TẾ VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI BAHNARLAW AND ECONOMICS ON ILLEGAL TRADES

Bài viết cùng chuyên mục

SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS IN SOUTHEAST ASIA AND ASEAN: NATIONAL AND REGIONAL APPROACHESVÓC DÁNG VIỆT NAM – 20 NĂM ĐỔI MỚITHOẠI SƠN – TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGDOANH NGHIỆP VỪA VẢ NHỎ, CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNGVẤN ĐỀ BẢO VỆ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂNQUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNVĂN KHẮC CHĂMPA TẠI BẢO TÀNG VĂN KHẮC CHĂM - ĐÀ NẴNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC BAHNAR VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCÀ-PHÊ TẠI VÙNG CAO NGUYÊN VIỆT NAMVĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ TỘC NGUỜI
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com