Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

KHOA HỌC » Hội thảo - Tọa đàm

HỘI THẢO HÒA NHẬP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM DO TIẾN SĨ UWANO TOSHIYUKI, ĐẠI HỌC TOKYO TRÌNH BÀY

Thứ sáu, 29/01/2016 10:01

Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam- Đông Nam Á kết hợp với khoa Công tác- Xã hội vừa tổ chức hội thảo về chủ đề: “Hòa nhập với cộng đồng" với cái nhìn từ quan điểm của tiếp cận do TS. Uwano Toshiyuki, đại học Tokyo trình bày.

Hội thảo được tổ chức tại cả hai cơ sở của trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP. HCM. Buổi đầu tiên được tiến hành sáng ngày 30/3 tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng và lần thứ hai vào sáng ngày 1/4 tại cơ sở Thủ Đức với sự tham dự của TS. Trần Đình Lâm, GS. Grace Mishler, PGS. Đỗ Hạnh Nga, GS. Peggy McFarland, họcgiả Punbright, các giáo viên, cán bộ nhân viên cùng đông đảo các sinh viên trường, đặc biệt là sinh viên Khoa Công tác Xã hội.

PGS. Đỗ Hạnh Nga, GS. Peggy McFarland, GS. Grace Mishler, TS. Trần Đình Lâm, TS. Uwano, học giả Punbright và các giáo viên khoa CT-XH

Bắt đầu buổi trình bày, TS. Uwano cùng giúp mọi người hiểu hơn về “Tiếp cận, hòa nhập xã hội”.  Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng, giúp cải thiện khả năng tham gia xã hội. Đó là các hoạt động như đi làm, đi học, đi khám bệnh hay tự đi ra ngoài hàng ngày để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo Tiến sĩ, tiếp cận tại các nước tiên tiến được xem như là mối quan hệ của 3 trụ cột là người khuyết tật, chính phủ và doanh nghiệp. Nhờ có sức ảnh hưởng của người dân trong xã hội nên mới có thể xây dựng được một xã hội có tiếp cận. Xét về lý do kinh tế, các doanh nghiệp không muốn đầu tư hệ thống tiếp cận này vì chỉ là dành phục vụ cho một bộ phận người khuyết tật, tạo nên sự lãng phí. Tuy nhiên khi xã hội thay đổi, người dân trong xã hội dần dần hiểu được ý nghĩa của việc Tiếp cận hóa thì việc đầu tư hệ thống Tiếp cận cho các phương tiện giao thông công cộng trở thành điều hết sức bình thường. Nhờ đó Tiếp cận trở thành thứ phục vụ cho toàn thể xã hội, trở thành quyền lợi của người khuyết tật. Chính phủ phải ban hành các quy định về tiếp cận, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện cho dù phải tốn kém về mặt chi phí.

Sinh viên khoa CT-XH chụp hình cùng TS. Uwano

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về hiện trạng tiếp cận hiện nay, Tiến sĩ đưa ra thêm sự so sánh giữa Bangkok, Taiwan và Việt Nam về việc tiếp nhận sự tiếp cận giúp người khuyết tật hòa nhập vào xã hội dể dàng hơn. Tại các nước tiên tiến, nhờ quyền lợi của người khuyết tật và mô hình tiếp cận xã hội nên mới có thể thực hiện. Ở Việt Nam, dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, tiếp cận chưa được lan truyền rộng rãi nhưng mọi người đang dần nhận thức về tiếp cận. Cụ thể năm 2008, lần đầu tiên có xe buýt gắn hệ thống tiếp cận ở Hà Nội và đến năm 2010, đã có luật tiếp cận dành cho người khuyết tật.

Kết thúc phần trình bày của mình, TS. Uwano muốn chia sẻ những triển vọng về sự tiếp cận hóa ở Việt Nam, những chính sách có thể sử dụng và ông tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một xã hội tiếp cận, một xã hội hiểu rõ về tiếp cận.

Các giảng viên, cán bộ cùng các sinh viên trong và ngoài khoa Công tác Xã hội rất tích cực đón nhận quan điểm của TS. Toshiyuki Uwano về vấn đề Tiếp cận ở Việt Nam. Trong buổi giao lưu với sinh viên, TS. Uwano đã rất ấn tượng với sự nhanh nhẹn, năng động và ý thức về Tiếp cận của các bạn sinh viên. Giáo sư cũng bày tỏ hy vọng về sự phát triển của xã hội Việt Nam với sự đóng góp của thế hệ trẻ của tương lai này.

Bài mới hơn

THAM DỰ HỘI NGHỊ KẾT NỐI CUNG - CẦU TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIỮA TỈNH ĐẮK LẮK VÀ TPHCM NĂM 2024THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC GIA THƯỜNG NIÊN VỀ BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN SAO CHÉP Ở VIỆT NAMHỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG NGHỆ XANH VÀ GIÁO DỤC BỀN VỮNGHỘI THẢO HỢP TÁC THÚC ĐẨY CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆPHỘI THẢO KẾT NỐI KINH DOANH VỚI CHỦ ĐỀ: ĐA DẠNG NHÀ CUNG CẤP VÀ MUA SẮM CÓ TRÁCH NHIỆM GIỚI TỌA ĐÀM: KINH TẾ XANH – KINH TẾ SỐ VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGTHAM DỰ CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH CHRO VIETNAM 2024TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIATỌA ĐÀM: GIỚI TRONG ĐIỆN ẢNH HOA NGỮ VÀ VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG NHẬT BẢN

Bài viết cùng chuyên mục

HỘI THẢO KẾT NỐI NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á TẠI THÁI LANHỘI THẢO: KINH TẾ HỌC, NỀN TẢNG CƠ SỞ CHO LUẬT CẠNH TRANHHỘI THẢO LUẬT CẠNH TRANHHỘI THẢO: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com