SEMINAR: SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC, TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA CHUNG HSING
Thứ tư, 18/07/2018 14:07Ngày 19/06/2018, Tiến sỹ Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tham dự buổi seminar tại Đại học Chung Hsing (Đài Loan) theo lời mời của Giáo sư Tung Chieng Tsai, Viện Chính trị Quốc tế.
Chủ đề của buổi seminar liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. TS. Trần Đình Lâm đã cùng thảo luận với các giáo sư, sinh viên một số câu hỏi về sự phát triển kinh tế, quân sự của Trung Quốc; mối quan hệ Việt-Trung; và tương lai hợp tác trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang do tranh chấp chủ quyền biển,...
Các câu hỏi thảo luận như sau:
- Trung Quốc có đang trỗi dậy hay không? Nếu có thì làm thế nào để đánh giá?
- Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc: các vấn đề biển đảo và đánh bắt cá, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
- Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: quá trình quân sự hóa của Trung Quốc sẽ gây ra tác động như thế nào; những bước tiếp theo trong chiến dịch “Tự do hàng hải” (Freedom of Navigation) của Hoa Kỳ; liệu sẽ có một cuộc chạy đua tìm kiếm đồng minh hay không?
- Tương lai của Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) sẽ như thế nào? Có những giải pháp nào khác hay không?
- Những nhân tố khác ở khu vực Đông Nam Á như Ấn Độ, Nhật Bản có vai trò như thế nào?
- Tương lai hợp tác đa phương giữa các quốc gia sẽ ra sao?
Ngoài ra, TS. Trần Đình Lâm cũng đề cập đến một số thực trạng quân sự hóa của Trung Quốc ở khu vực biển Đông, bên cạnh ảnh hưởng kinh tế đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á. Ông chỉ ra sự phụ thuộc kinh tế của các nước Đông Nam Á vào thị trường nhập khẩu cũng như dòng tiền đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
Dòng chảy FDI và các nguồn viện trợ khác - vốn là một phần trong dự án Một Vành Đai, Một Con Đường - từ Trung Quốc phần nào giúp các nước đang phát triển thúc đẩy kinh tế nhưng cũng khiến các nước này chìm trong bẫy nợ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh chi tiêu quân sự và đẩy nhanh tiến độ quân sự hóa ở khu vực biển Đông để mở rộng phạm vi kiểm soát.
TS. Trần Đình Lâm cũng đưa ra một số giải pháp cho tình hình hiện tại giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam khi đang ở thế yếu hơn so với Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng để các nước ở thế yếu có thể chống lại một cường quốc Trung Quốc đang phát triển, sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia là điều vô cùng thiết yếu để công dân các nước có thể hiểu rõ lẫn nhau hơn.
Chính sự thấu hiểu này sẽ nâng cao nhận thức của cả người dân Trung Quốc và các nước khác, khiến mọi người hiểu rõ ai mới thực sự là người chịu trách nhiệm cho tình trạng căng thẳng leo thang. Điều này cũng sẽ giúp mọi người cư xử một cách đúng đắn với người dân Trung Quốc hơn, tránh nguy cơ bài ngoại Trung Quốc xảy ra. Khi ấy áp lực dư luận ngoài nước và trong nước sẽ có thể khiến chính quyền Trung Quốc thay đổi cách thức hành động đúng đắn và phù hợp hơn.

Bài mới hơn
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARY