THAM DỰ HỌP ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN TOURIST VÀ THAM QUAN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CHIANGMAI, THÁI LAN
Thứ tư, 26/06/2019 16:06Trong khuôn khổ Dự án TOURIST, từ ngày 12-06-2019 đến 14-06-2019, TS. Trần Đình Lâm đã tham dự buổi họp điều phối diễn ra tại Đại học Payap, Chiangmai, Thái Lan.
Tham dự phiên họp có sự hiện diện của các đối tác từ phía châu Âu bao gồm: Bà Claudia Linditsch (ĐH FH Joaneum, Áo), GS. Michael Murg (ĐH Haaga-Helia, Phần Lan), bà Holmberge Eva, GS. Oana Madalina Driha, bà Noelia Lopez del Castillo (ĐH Alicante, Tây Ban Nha) cùng các chuyên gia đến từ 5 trường đại học ở Thái Lan và 3 trường đại học ở Việt Nam.
Đại biểu từ ĐH Huế, ĐH KHXH&NV Hà Nội và ĐH KHXH&NV-HCM tham dự buổi họp điều phối
Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Rux Prompalit, Hiệu trưởng trường Đại học Payap đánh giá cao sự giúp đỡ của trường ĐH FH Joaneum và các trường đại học châu Âu vì đã tạo cơ hội gắn kết các trường đại học ở Thái Lan và Việt Nam cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và phát triển nguồn nhân lực thông qua dự án này.
Trong dịp này, trường ĐH Payap cũng đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm chuyên trách về Du lịch bền vững (TOURIST Competences Center) tại trường do dự án tài trợ. Đây là một hoạt động thuộc gói công việc số 4 (WP4). Theo đó, sau khi dự án kết thúc, các trung tâm này sẽ hoạt động trên nền tảng cung cấp dịch vụ tư vấn đến các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch bao gồm các khách sạn, công ty du lịch, tổ chức du lịch hay các cơ quan chính phủ về những kinh nghiệm liên quan đến du lịch bền vững. Nhờ vậy, các đối tượng liên quan có thể mở rộng kiến thức trong lĩnh vực du lịch bền vững và có thể áp dụng các kế hoạch quản lý tài chính trong hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Trong buổi lễ khánh thành, Hiệu trưởng nhà trường cũng đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cộng đồng EU nói chung và các chuyên gia từ các trường ĐH châu Âu nói riêng vì đã có những hỗ trợ rất ý nghĩa đối với nhà trường.
Sau phiên họp, các đại biểu cũng đã có cơ hội tham quan thực tế hai mô hình du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số tại hai địa phương: Tailue Luangnue, Doi Saker và Mae Kland Luang Village. Thông qua chương trình này, các đại biểu cũng được trực tiếp lắng nghe ý kiến chia sẻ từ các nhà quản lý địa phương về sự quan tâm và hỗ trợ của nhà vua thông qua các dự án về du lịch. Chính nhờ những dự án thiết thực như vậy, cộng đồng dân cư bản địa đã có thêm động lực gắn với rừng núi, bảo vệ tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên ở khu vực địa phương, từ đó, phát triển kinh tế và thoát khỏi cảnh nghèo đói thông qua phát triển du lịch cộng đồng.
Các đại biểu lắng nghe chia sẻ từ các nhà quản lý địa phương
Cả hai mô hình du lịch cộng đồng này đều nhận được sự đánh giá tích cực từ các chuyên gia bởi đã tạo được sự liên kết và gắn bó giữa những cư dân địa phương trong việc phát triển du lịch và quảng bá những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình đến với khách du lịch. Trong đó, GS. Michael Murg đánh giá cao ý nghĩa của mô hình này, bởi chính dân cư địa phương đã trực tiếp giới thiệu nét văn hóa đặc sắc mình đến du khách, chính họ đã giới thiệu cho du khách biết họ là ai và khẳng định thương hiệu của quê hương mình bằng tất cả tâm huyết. Qua đó, ông tin tưởng và kỳ vọng mô hình này sẽ ngày càng phát triển và được nhân rộng ở nhiều nơi nữa.
Thưởng thức buổi biểu diễn đậm nét văn hóa của người dân Mae Klang Luang
Để có được thành công như ngày hôm nay, cộng đồng người dân ở hai khu vực này đã nhận được rất nhiều quan tâm hỗ trợ từ chính quyền địa phương cũng như những hỗ trợ về truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính sự đồng lòng và tâm huyết xây dựng hình ảnh quê hương của đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên dấu ấn riêng của các bản làng miền núi, từ đó, thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm du lịch bản địa hơn.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM