TỌA ĐÀM KINH TẾ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TOKYO – NHẬT BẢN VÀ CÁC GIẢNG VIÊN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Thứ ba, 21/12/2010 21:12Ngày 26 tháng 11 năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đã tổ chức buổi tọa đàm về các vấn đề kinh tế Việt Nam với sự tham dự của đoàn hoc viên cao học của trường Đai học Tokyo, Nhật Bản, GS. Ikemoto. GS Takahashi và các giảng viên kinh tế của các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh: T.S Hồ Ngọc Phương, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Tấn Phát, giảng viên Đại học Kinh tế - Luật và PGS. TS. Thành Phần, TS.Trần Đình Lâm (ĐH KHXH&NV).
Đoàn sinh viên của trường Đại học Tokyo đã có chuyến khảo sát về tình hình các vùng trồng cây cà phê của Việt Nam ở khu vực Tây Nguyên. Tại buổi tọa đàm, giáo sư Takahashi của trường Đại học Tokyo đã nêu lên những nhận định về hiện trạng trồng cà phê ở Việt Nam rút ra từ chuyến khảo sát, đặt trong sự tương quan so sánh với các quốc gia Đông Nam Á khác như Myanmar và Indonesia…và nêu lên những câu hỏi về vụ mùa, phân bón, phương pháp thu hoạch cà phê ở Việt Nam. Các câu hỏi của giáo sư Takahashi đã được TS. Hồ Ngọc Phương và TS. Trần Đình Lâm giải đáp.
Cũng theo GS. Takahashi, người nông dân Việt Nam hiện chỉ chú trọng đến số lượng hạt thu hoạch được mà chưa đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng hạt cà phê, dẫn đến việc giá trị của hạt cà phê vẫn ở mức tương đối thấp và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện chỉ đứng thứ ba thế giới. Từ nhận định này, GS. Ikemoto đã nêu sáng kiến về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam. Theo giáo sư, hàng hóa của Nhật Bản vào những thập niên 50 cũng chỉ đứng ở hàng thấp trên thế giới, tuy nhiên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản đã thay đổi cách nghĩ và chú trọng đầu tư hơn vào chất lượng hàng hóa, đây chính là một trong những chìa khóa giúp Nhật Bản thành công mà Việt Nam có thể học hỏi.
Cuối buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Tấn Phát cũng đã giải đáp thắc mắc của sinh viên Midori về các chính sách đất đai của Việt Nam, nêu lên nhiều nhận định về luật đất đai hiện nay và ảnh hưởng của nó đến việc mở rộng và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của người nông dân.
Buổi tọa đàm đã giúp các sinh viên Nhật Bản hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và hiện trạng trồng cà phê nói riêng, đóng góp thêm vào sự tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Bài mới hơn
HỘI THOẠI KHOA HỌC VIỆT NAM – INDONESIA: THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓATRƯỜNG ĐHKHXH&NV TP.HCM TIẾP GIÁO SƯ AMARJIVA LOCHAN SINGH – THÚC ĐẨY HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2 DỰ ÁN SỐ HÓA VĂN BẢN CHĂMTHAM DỰ NGÀY HỘI TUYỂN DỤNG NHÂN VĂN - USSH JOB FAIR 2025: KẾT NỐI – CƠ HỘI – PHÁT TRIỂNĐÓN TIẾP ĐOÀN BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO JAKARTA VÀ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DU LỊCH TÂM LINH BOROBUDUR, INDONESIAĐÓN TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI GS.TS CHAIRY – PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH HỢP TÁC, ĐẠI HỌC PRESIDENT, INDONESIATHAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI NGHỊ BANDUNG TẠI INDONESIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀ