Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

BẢO TỒN VÀ SỐ HÓA VĂN BẢN CHĂM

Thứ tư, 22/07/2015 14:07

Việc lưu giữ và bảo tồn di sản văn hóa Chăm gặp nhiều khó khăn vì những nguyên nhân khác nhau. Câu chuyện dài khó thực hiện một sớm một chiều và đang tồn đọng nhiều vướn mắt. Kinh phí, công tác dân vận và sự quan tâm của các cấp ngành liên quan là những vấn đề được xoáy sâu trong Hội thảo Bảo tồn và số hóa văn bản Chăm diễn ra ngày 17 - 06 - 2015 tại Trường Đại Học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP HCM.

Chương Trình do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - Trường Đại Học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP HCM tổ chức.

Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiếu

Tham dự Hội thảo có: TS.Trần Đình Lâm - đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - Trường Đại Học Khoa học Xã hội & Nhân văn - TP HCM; ThS.Nguyễn Thị Thu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Trưng bày văn hóa Chăm Ninh Thuận; Ông Lâm Tấn Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Bình Thuận cùng nhiều chuyên gia nghiên cứu khác.

Mọi người đang thảo luận các vấn đề trong Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiếu 

Nhiều khó khăn ở các tuyến cơ sở

Các di sản văn hóa Chăm tập trung nhiều nhất ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt nhất cả nước. Cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn. Các hộ gia đình không đủ điều kiện bảo tồn các loại di sản này nên dẫn đến việc thất lạc xảy ra thường xuyên. Các nhà nghiên cứu, chuyên gia còn hạ chế trong việc hướng dẫn từng hộ gia đình nên vẫn khó khăn cho việc bảo quản mẫu tự văn bản Chăm ở từng hộ. Nếu không kịp thời có các biện pháp lưu giữ thì tương lai các di sản này sẽ bị mai một.

Không khí cuộc Hội thảo diễn ra rất thân thiện và cởi mở - Ảnh: Nguyễn Hiếu

Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Bình Thuận là đơn vị được Đảng chủ trương quan tâm và giao nhiệm vụ bảo tồn các loại văn bản này. Tuy nhiên cơ sở này còn hạn chế về tài chính nên việc thực hiện cũng còn gặp nhiều hạn chế.

Ông Lâm Tấn Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Bình Thuận chia sẻ: Xác định được những vấn đề còn khó khăn của cơ sở. Chúng tôi luôn sẵn sàng phối hợp với các nhà khoa học, nhà nghiên liên quan đến di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Ông cũng đề nghị Sở Khoa học công nghệ nên quan tâm hơn nữa để hỗ trợ các nhà khoa học và giới nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này.

Xem xét ở góc độ sở hữu các văn bản hiện có, vấn đề này cũng trong tình trạng gặp không ít khó khăn. Do văn bản Chăm là văn tự cổ. Khó khăn lớn nhất đó là kế thừa thì có nhưng đọc và hiểu được thì lại là vướn mắt lớn. Một số vị kế thừa nhưng không thể đọc được các loại văn bản này.

Làm tốt công tác dân vận

Ông Lâm Tấn Bình cũng đề cập đến khía cạnh nâng cao công tác dân vận. Di sản văn hóa Chăm là di sản của dòng tộc để lại. Nó như một kỷ vật của cả một họ.  Khi công tác dân vận làm tốt. Nhận thức của người dân được thuyết phục thì họ mới có ý thức ý giữ gìn và chia sẻ với cộng đồng. Cơ quan của chúng tôi nằm trên địa bàn của làng Chăm nhưng chúng tôi hiện tại khong đủ các điều kiện để làm. Vì vậy, hàng năm chúng tôi đã tham mưu với sở Văn hóa. Nhưng khó khăn rất lớn trong việc này là về mặt thời gian, xin kinh phí để làm và các điều kiện trang thiết bị cũng rất hạn chế.

Nhiều ý kiến của các vị đại biểu được đưa ra trong Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiếu

Có hộ gia đình bảo quản rất hời hợt. Công tác thuyết phục nhận thức cho các hộ dân rất khó khăn. Riêng Bình Thuận gần 60 làng nhửng việc tiến hành chỉ tính trên đầu ngón tay. Cả làng chỉ có một hai người đọc được và khi đọc được thì cũng chưa thể hiểu được. Bởi, một số từ cổ đọc được nhưng cũng chưa thể giải thích được nghĩa là gì. Việc lưu giữ cũng xảy ra hiện tượng tam sao thất bản. Nếu chúng ta không kịp thời bảo tồn nó thì sẽ mất hết theo thời gian và vấn đề khó khăn nhất vẫn là điều kiện kinh phí để thực hiện, ông Tấn Bình chia sẻ thêm.

 

Giải quyết là cả một câu chuyện dài

Đồng quan điểm trên, ThS. Nguyễn Thị Thu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và trưng bày văn hóa Chăm Ninh Thuận nói: Việc vận động người dân để đưa về và bảo quản các di sản văn hóa Chăm là rất khó. Rất ít người đọc được các loại văn tự này. Ở địa phương nói không quan tâm là không cũng không hẳn. Thực ra là có quan tâm nhưng mức độ và điều kiện bảo quản không đảm bảo. Mỗi tỉnh đều có Trung Tâm lưu trữ và trực thuộc cục lưu trữ quốc gia. Nhưng các Trung tâm đó chỉ là tên trên dự án thôi. Ninh Thuận, Bình Thuận đều có dự án xây Trung tâm tiền tỷ. Nhưng không có hoặc chưa thực hiện và chưa có trụ sở, không có kho lưu trữ.

Mọi người phải tập trung cao độ để bàn bạc những các vấn đề nan giải trong liên quan đến nội dung Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiếu 

 ThS. Nguyễn Thị Thu cũng chia sẻ thêm: Trung tâm lưu trữ Quốc gia khu vực muốn đưa về để lưu trữ cho tốt hơn. Khi Cục lưu trữ quốc gia Nhà nước đề nghị lập hồ sơ di sản tư liệu thế giới thì vấn đề đặt ra là gặp khó khăn ở phía địa phương. Ở trên thì đề nghị và đốc thúc làm nhưng tuyến dưới ở tỉnh thì lại vẫn chưa có kinh phí làm thì lại bị chậm lại. Đây không phải là vấn đề ở một nơi, một khâu mà là cả một xâu chuối liên quan. Hằng năm, Trung tâm lưu trữ vẫn sưu tầm và vận động lưu trữ nhưng tất cả câu chuyện dài này đều do cơ sở tuyến địa phương tự thân vận động hết.

Mọi người chụp ảnh lưu niệm sau buổi Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiếu 

TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á.  Số hóa văn bản Chăm là dự án phi lợi nhuận. Mục đích giữ lại các di sản văn hóa Chăm cho các thế hệ học sinh, sinh viên trong tương lai. Các Trung tâm bảo tồn Văn hóa Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận đều khó khăn về kinh tế nhưng khi gắn kết lưu giữ các di sản này với việc bảo tồn di sản văn hóa của địa phương thì sẽ được hiệu quả. Cần liên kết các di sản văn hóa Chăm với phát triển du lịch cộng đồng văn hóa Chăm. Đẩy mạnh việc đưa các di sản văn hóa Chăm sử dụng trong để học tập và nghiên cứu trong các trường Đại học.

Di sản văn bản Chăm gây ấn tượng sâu đậm trong lòng đại biểu tham dự Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiếu

Di sản văn hóa Chăm là các di sản quá quý nên người Chăm rất trân trọng và treo ở vị trí cao trong nhà. Hiện nay còn lưu giữ trong các làng Chăm: Ninh Thuận 23 làng, Bình Thuận 35 làng. Mỗi làng có tủ để bảo quản. Nhưng điều kiện ở địa phương rất dễ bị hư hỏng. Tình trạng chung là các văn bản Chăm rất khó bảo quản vì rất dễ bị mối ăn. Các loại văn bản Chăm thường đề cập đến các chủ đề: Tôn giáo, thiên văn học, vũ trụ quan, nhân sinh quan.... Với nhiều nội dung phong phú thuộc các lĩnh vực khác nhau: Nghi thức, nghi lễ, đám cưới, đám hỏi, xem sao hạn, nguồn gốc hình thành trái đất và muôn loài. Do đó, đây là di sản rất cần thiết cho mọi thế hệ và nhất là các sinh viên, các nhà nghiên cứu sinh học tập, tìm  hiểu.

 Nguyễn Hiếu

 

 

Bài mới hơn

THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC VIẾT VÀ CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌCGẶP GỠ GIAO LƯU HỮU NGHỊ HƯƠNG TRÀ KẾT NỐI: PHỤ NỮ ASEAN HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10.THAM DỰ BUỔI KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UDON THANI RAJABHAT (THÁI LAN)THAM DỰ KHAI MẠC TRIỂN LÃM PHIÊN BẢN TRANH NGHỆ THUẬT CÁC NỮ HỌA SĨTHAM DỰ LỄ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH SONG THẬP ĐÀI LOAN LẦN THỨ 113THAM DỰ BUỔI HỘI THẢO KẾT NỐI THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – SINGAPORETỔ CHỨC THAM QUAN VÀ HỌC TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÒNGDIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO- CAMPUCHIA: DOANH NGHIỆP BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂNĐẠI DIỆN CHI HỘI NỮ TRÍ THỨC TRƯỜNG THAM GIA HỘI NGHỊ MẠNG LƯỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ KỸ SƯ NỮ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 2024: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCHƯƠNG TRÌNH SUMMER SCHOOL 2024 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁO

Bài viết cùng chuyên mục

HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAMTRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ, CHARLES H. RIVKIN: CÓ CHÍ THÌ NÊNGIÁO DỤC THỰC CHẤT KHÔNG NHÌN VÀO SỐ LƯỢNG TIẾP GIÁO SƯ JANET THEISS VÀ GIÁO SƯ KIM KORINEK, ĐẠI HỌC UTAHNGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ HÁT NGÂM HARI CỦA NGƯỜI RAGLAIÔNG NIIMI TATSUYA: CẦN CHUẨN BỊ CƠ SỞ HẠ TẦNG TỐT CHO QUỐC GIA CỦA CÁC BẠNTS. SOPHIE BOISEAU DU ROCHER: VIỆT NAM CẦN LIÊN KẾT MẠNH MẼ VỚI ASEANTRAO ĐỔI VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI GS. SCOTT FREY, ĐẠI HỌC TENNESSEE, MỸGẶP GỠ GIÁO SƯ KENTON CLYMER, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẮC ILLINOIS (NIU), MỸHỘI THẢO VỚI SINH VIÊN KHOA CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA CHONNAM, HÀN QUỐC
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com