BUỔI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 2 DỰ ÁN REACT: THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VỀ XÃ HỘI VÀ SINH THÁI
Thứ tư, 25/07/2018 00:07Ngày 23/07/2018, toạ đàm với chủ đề “Đánh giá khả năng phục hồi về xã hội và sinh thái cho sự thích ứng sinh kế với hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân đến từ Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC), trực thuộc Đại học Quốc Gia TP. HCM.
Buổi tọa đàm nằm trong khuôn khổ dự án REACT – Nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Lào và Campuchia do Đại học Alicante (Tây Ban Nha) điều phối và Quỹ Erasmus+ của Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Dự án REACT với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bậc cao đẳng, đại học và cao học của ba nước Đông Nam Á, đặc biệt là trong nghiên cứu và đổi mới trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.
Mở đầu buổi tập huấn, PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan, Trưởng Khoa Xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV giới thiệu về dự án REACT, tầm quan trọng của việc hiểu rõ về vấn đề môi trường hiện nay cũng như bày tỏ sự cảm kích đến diễn giả và toàn bộ khán giả đã dành thời gian đến tham dự.
Liên quan đến chủ đề về sự thích nghi với biến đổi khí hậu, PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân đã giới thiệu một số nội dung liên quan đến Lý thuyết về hệ thống sinh thái - xã hội, đặc biệt nhấn mạnh quá trình tương tác của con người và tự nhiên trong hệ thống này. Diễn giả đề cập đến những khung lý thuyết và phương pháp phân tích môi trường sinh thái xã hội quen thuộc đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
PGS. TS. Quân phân định rõ 3 khái niệm: chống chịu (resilience), thích ứng (adaptability), và thay đổi (transformability) đối với biến đổi khí hậu và nêu ra tầm quan trọng của việc đánh giá đầy đủ về sự tổn thương (damage). Ngoài ra, những chỉ số đánh giá khả năng chống chịu đối với Biến đổi khí hậu; kinh nghiệm thực tiễn về việc xây dựng bảng hỏi tiến hành điều tra xã hội học đảm bảo ý nghĩa thống kê dựa trên hệ thống những chỉ số phân tích này cũng đã được đưa ra thảo luận.
PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân - diễn giả của buổi toạ đàm
Nội dung tiếp theo của buổi tập huấn đề cập đến Thực tiễn nghiên cứu tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong phần này, công trình nghiên cứu do nhóm của PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân thực hiện với đề xuất mô hình sinh kế bền vững tại khu vực ĐBSCL trong bối cảnh của hạn hán, xâm mặn và mô hình phát triển kinh tế xã hội đã được đưa ra thảo luận.
Đề tài này nhấn mạnh tính cấp thiết, những thách thức trong việc nâng cao nhận thức và khuyến khích chuyển đổi mô hình sinh kế thích nghi với biến đổi khí hậu, cũng như hiệu quả của mô hình nghiên cứu được đề xuất. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm lan tỏa rộng khắp ứng dụng thực tiễn của các mô hình.
Khách mời tham dự trao đổi với diễn giả
Trong phần trao đổi với diễn giả, bên cạnh thảo luận về các phương pháp nghiên cứu biến đổi khí hậu hiện nay, các đại biểu đã nêu ra những trăn trở về việc chuyển ngữ những thuật ngữ chuyên môn trong nghiên cứu như resilience, vulnerability và adaptability. Cụ thể, hiện nay có nhiều cách chuyển ngữ khác nhau, chưa thống nhất, gây ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu lý luận, cũng như việc truyền đạt thông tin đến cộng đồng. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cũng đã cùng khẳng định rằng đây là vấn đề chung của các ngành xã hội, khó có được hướng giải quyết triệt để.
Buổi tọa đàm đã tạo cơ hội để các nhà nghiên cứu giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học, trao đổi về kinh nghiệm nghiên cứu, từ đó góp phần mở rộng hợp tác và thúc đẩy sự đổi mới trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Tổng kết lại chương trình, TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á nhận định buổi tọa đàm có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế xã hội nói chung và sinh kế của người dân nói riêng.
Thông qua buổi tọa đàm, ngoài những kiến thức chuyên môn, lý luận được quan tâm bởi những nhà nghiên cứu còn có những vấn đề thực tiễn được nêu ra vô cùng sinh động và gần gũi. Những thông tin đúc kết từ buổi tập huấn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý, nhà chính sách trong việc hoạch định, triển khai các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng.
Buổi tập huấn do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (TT NCVN&ĐNA) phối hợp với các giảng viên khoa Xã hội học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ chức. Tham dự buổi tập huấn, bên cạnh các cán bộ đến từ các Phòng ban của Trường, còn có hơn 40 khách mời bao gồm các cán bộ, nghiên cứu viên, giảng viên, học viên cao học và sinh viên đến từ các phòng ban, viện, trung tâm nghiên cứu và một số trường đại học khu vực phía Nam (trường ĐH Kinh tế, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Lạc Hồng, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Kiến trúc, ĐH Sư Phạm, ĐH Trà Vinh). Ngoài ra buổi tập huấn còn thu hút sự quan tâm của các đơn vị kinh doanh, nhà xuất bản, tòa soạn v.v.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM