Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

DỰ ÁN QUỐC TẾ » TOURIST (2017-2021)

BUỔI NÓI CHUYỆN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG: GÓC NHÌN KHÁC VỀ DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI LÀNG SEN NINH THUẬN

Thứ tư, 20/01/2021 17:01
Ngày 07/01/2021 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, Ban điều hành dự án TOURIST* đã có buổi trao đổi với PGS.TS. Thành Phần  - Giảng viên Khoa Nhân học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM về chủ đề: “Góc nhìn khác về du lịch văn hóa sinh thái làng sen tại tỉnh Ninh Thuận”. Buổi trò chuyện có sự tham dự của TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á cùng các sinh viên Khoa Du lịch của trường. Buổi tư vấn là hoạt động thuộc gói công việc số 4 triển khai hoạt động của Trung tâm Phát triển Du lịch Bền vững.
 
Mở đầu buổi nói chuyện , PGS.TS Thành Phần đưa ra các góc nhìn về mô hình du lịch văn hóa sinh thái ở làng sen Mỹ Nghiệp. PGS.TS Thành Phần đánh giá cao tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm của TS. Quảng Đại Tuyên trong việc tổ chức và phát triển mô hình Làng Sen Caraih. Việc phát triển du lịch làng sen không chỉ hỗ trợ cộng đồng người Chăm chuyển đổi sinh kế mà còn góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân địa phương.
PGS.TS. Thành Phần (bên phải) trao đổi với TS. Trần Đình Lâm về những vấn đề của địa phương khi phát triển du lịch cộng đồng.
 
Bên cạnh những mặt tích cực, PGS.TS. Thành Phần cũng nêu lên những bất cập trong quá trình phát triển du lịch văn hóa sinh thái của làng sen. PGS cho biết, việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Mỹ Nghiệp nói riêng và trên toàn tỉnh Ninh Thuận nói chung còn gặp rất nhiều hạn chế. Việc tổ chức, quản lý và vận hành không đồng bộ đã dẫn đến thực trạng làm du lịch với tâm lý “mạnh ai nấy làm”. PGS.TS Thành Phần nhấn mạnh rằng, trải nghiệm du lịch mang đậm dấu ấn văn hoá bản địa như sinh hoạt trong ngôi nhà truyền thống của người dân, tham gia lao động sản xuất, chế biến các món ăn đặc sắc với gia vị đặc trưng, tham gia các lễ hội, nghi lễ truyền thống và mua sản vật của địa phương để kỷ niệm, làm quà,.. là điều kiện tiên quyết hấp dẫn du khách của mô hình du lịch cộng đồng. Rõ ràng, phát triển du lịch cộng đồng mà không có sự hoạch định kỹ lưỡng của chính quyền địa phương và sự hợp tác phát triển của cộng đồng dân cư sẽ khiến du lịch cộng đồng không còn giữ được giá trị nguyên bản nữa. 
Ban điều hành dự án TOURIST và các bạn sinh viên Khoa Du lịch chụp hình lưu niệm với PGS.TS. Thành Phần.
 
Cuối buổi trò chuyện, PGS.TS. Thành Phần và các bạn sinh viên dự án TOURIST đã thảo luận về tiềm năng và thế mạnh của một số mô hình du lịch cộng đồng ở các địa phương. Từ đó, các bạn sinh viên đã có cái nhìn tổng quan và đa chiều hơn về mô hình du lịch cộng đồng hiện nay và đề ra những hướng phát triển bền vững, góp phần phát triển du lịch ở từng địa phương và trên cả nước.
 
(*) Dự án “Phát triển du lịch bền vững và các chính sách đổi mới trong quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tích cực cho nền du lịch Thái Lan và Việt Nam” (Competence centres for the development of sustainable tourism and innovative financial management strategies to increase the positive impact of local tourism in Thailand and Vietnam), viết tắt là TOURIST được điều phối dự án: Trường ĐH FH JOANNEUM (Áo), có sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á.
 
 

 

Bài mới hơn

THƯ MỜI ĐÓNG GÓP NỘI DUNG DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG - DỰ ÁN TOURISTBÁO CÁO DỰ ÁN TOURIST TẠI ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTTÌM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ''DU LỊCH BỀN VỮNG'' CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VÀ THÁI LANSINH VIÊN KHOA DU LỊCH THỰC TẬP VÀ QUẢNG BÁ DỰ ÁN TOURIST TẠI HÀ NỘICHUYẾN TRAO ĐỔI SINH VIÊN TRONG NƯỚC CỦA DỰ ÁN TOURISTSINH VIÊN KHOA DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THAM GIA BUỔI GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN TOURISTMỜI THAM DỰ BUỔI GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN TOURIST CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM ÁHỘI NGHỊ TỔNG KẾT DỰ ÁN TOURISTTUYỂN DỤNG TÌNH NGUYỆN VIÊN DẪN TOUR TRONG NGÀYHỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN 3 VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (DỰ ÁN TOURIST)

Bài viết cùng chuyên mục

BUỔI TƯ VẤN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHÁCH SẠN GRAND SAIGON HẬU COVID-19BUỔI NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA LÀNG SEN TẠI TỈNH NINH THUẬNSINH VIÊN DỰ ÁN TOURIST TRẢI NGHIỆM VĂN HOÁ CÙNG WORKSHOP: KIẾN TẠO GIÁ TRỊ HỒN QUÊ CHO LÀNG SEN VIỆT NAMBUỔI TRAO ĐỔI VỚI TIẾN SĨ HÀ VĂN SIÊU VỀ CHỦ ĐỀ DU LỊCH HẬU ĐẠI DỊCH COVID-19KHÁM PHÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBUỔI TƯ VẤN CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG HOMESTAY BỀN VỮNG TẠI TP.HCMCVSEAS TÌM HIỂU CƠ HỘI PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH VỚI TẬP ĐOÀN PHÚC KHANGBUỔI BÀN GIAO VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG GÓI SÁCH CỦA DỰ ÁN TOURISTBUỔI TƯ VẤN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CỒN CHIM TỈNH TRÀ VINHTRAO ĐỔI VỀ DỰ ÁN TOURIST VỚI PHÂN VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM TẠI HUẾ
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com