BUỔI NÓI CHUYỆN VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIROSHIMA (NHẬT BẢN)
Thứ bảy, 13/04/2019 19:04Ngày 20-3, TS. Trần Đình Lâm đã có buổi trao đổi với sinh viên cùng GS.Tomoko Sasaki, Trường ĐH Hiroshima (Nhật Bản). Buổi nói chuyện diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM.
Tại buổi nói chuyện, TS. Trần Đình Lâm có những chia sẻ về những khó khăn của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn kế hoạch hóa. Sau đó, nhà nước đã có nhiều chính sách sửa sai, mở cửa hợp tác với các nước bên ngoài, khuyến khích vai trò của nền kinh tế tư nhân. Nhờ công cuộc cải cách, Việt Nam đã có nhiều cơ hội phát triển, hòa nhập. Điều đáng khích lệ là sau 30 năm, Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó, TS. Trần Đình Lâm đề cập đến tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về tính tự chủ, tinh thần doanh nghiệp và tầm quan trọng của tư tưởng Fukuzawa. Ông là người đề cao vai trò của giáo dục, tạo nên những cải cách có tầm ảnh hưởng lớn đối với nước Nhật. Đó cũng chính là bài học quý giá để Việt Nam tiếp thu, hoàn thiện và vươn lên một tầm cao hơn.
TS. Trần Đình Lâm cùng các sinh viên trường Đại học Hiroshima
Trong buổi nói chuyện, nhiều sinh viên cũng có ý kiến trao đổi. Bạn Shunki Yoshimura chia sẻ cảm nghĩ về sự năng động của thanh niên Việt Nam, của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy Việt Nam cần phải khắc phục vấn đề xe cộ, quá tải hạ tầng.
Bạn Iwamoto Sora cho biết người dân nên tôn trọng hơn luật pháp ở Việt Nam thì mới tạo được những giá trị tích cực trong văn hóa ứng xử.
Phát biểu cảm nghĩ về thanh niên Việt Nam, bạn Aga Tomihiro bày tỏ sự lo ngại vì những ngay trong buổi trưa chiều, anh thấy thanh niên Việt Nam tụ tập khá đông đúc ở các quán xá vỉa hè, uống nhiều rượu bia. Theo anh, giới trẻ Việt cần sử dụng thời gian hợp lý hơn, chú trọng vào giáo dục và thư giãn, vui chơi lành mạnh.
Cũng trong phiên thảo luận, GS. Tomoko Sasaki đã trò chuyện lại với sinh viên về tầm quan trọng của tư tưởng Fukuzawa, giải thích cho sinh viên hiểu rõ những thay đổi, tác động lớn lao của Fukuzawa dành cho Nhật Bản 150 năm trước.
TS. Trần Đình Lâm mong sẽ có nhiều buổi trao đổi giữa sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM với sinh viên trường Đại học Hiroshima nói riêng và những trường Đại học ở Nhật Bản nói chung để cùng hỗ trợ nhau phát triển lâu dài, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên được giao lưu về văn hóa, giáo dục, mở mang tri thức.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM