NÓI CHUYỆN CÙNG ÔNG HIDA HARUMITSU VÀ TS. KIKUCHI TADASHI
Thứ ba, 21/03/2017 17:03Ngày 18 tháng 3, TS. Trần Đình Lâm đã có buổi gặp gỡ và trò chuyện cùng với ông Hida Harumitsu, nguyên Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP. HCM, hiện là Chủ tịch công ty Forval Việt Nam và TS. Kikuchi Tadashi, nguyên là Tuỳ viên kinh tế của Tổng lãnh sự Nhật Bản, hiện đang giảng dạy tại Đại học Teikyo.
Tại buổi gặp, ông Hida rất phấn khởi khi đề cập đến vấn đề công ty Forval vừa làm việc với khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai và xây dựng được nhà xưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho hơn 20 doanh nghiệp đến Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai thuê văn phòng và xưởng để làm việc.
Ông Hida Harumitsu
Dự kiến trong tháng 6 tới, công ty Forval sẽ phối hợp TP.HCM xúc tiến tổ chức hội thảo du lịch. Ông Hida cho rằng tiềm năng du lịch của TP.HCM nói riêng và cả Việt Nam nói chung rất lớn, nếu được khai thác và đầu tư đúng cách, cộng thêm với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong tương lai sẽ phát triển rất tốt. Quãng thời gian làm ngoại giao cũng giúp ông Hida có nhiều hiểu biết và ông mong muốn được đóng góp cho Việt Nam bằng kinh nghiệm dày dạn, hiểu rõ về văn hoá giúp hai nước được gần lại với nhau, tập trung phát triển nguồn nhân lực.
Khi nhắc đến khẩu hiệu của Việt Nam “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, ông chia sẻ để làm được điều đó, Việt Nam nên chuẩn bị kĩ về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đào tạo nhân lực, từ đó mới có thể tạo sức hút cho du lịch. Ông cũng đánh giá cao vai trò của kiều bào, nghiên cứu sinh vì chính họ là cầu nối khi quay về Việt Nam học tập và làm việc.Ngoài ra, ông cũng tự hào khi có sự liên kết giữa công ty Angimex và phía Nhật Bản khi cho phát triển giống lúa Nhật Bản ở tỉnh An Giang, khu vực Tây Nam Bộ Việt Nam.
Cùng làm việc tại buổi gặp mặt còn có TS. Kikuchi Tadashi, hiện đang là giảng viên trường Đại học Teikyo.
TS. Kikuchi Tadashi
Ông Kikuchi hiện đang đi tiền trạm đến các khu công nghiệp ở Việt Nam với mong muốn đưa sinh viên Nhật Bản đến thực tập. Ông nói rằng Nhật Bản mong muốn đưa sinh viên ra ngoài thực tập thực tế, có cơ hội trải nghiệm và cọ xát trong khoảng thời gian 6 tháng sau đó quay về Nhật Bản làm việc. Qua đó, ông mong muốn sự gắn kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản ngày một khắng khít, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản sẽ được tạo điều kiện và mở rộng đầu tư, ngày càng phát triển. Để làm được điều đó, ông bày tỏ hy vọng các trường đại học Nhật Bản sẽ làm cầu nối để liên kết hai quốc gia.

Bài mới hơn
THẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARYHỌC THUẬT GẮN VỚI HÀNH ĐỘNG: TRƯỜNG ĐH KHXH&NV TIẾN TỚI HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VỚI ĐẠI HỌC NALANDA (ẤN ĐỘ)THÚC ĐẨY HỢP TÁC TOÀN CẦU KINH DOANH VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM - ẤN ĐỘTHAM DỰ THÁI FESTIVAL 2025 TẠI TP.HCM: NHỊP CẦU VĂN HÓA KẾT NỐI HỮU NGHỊ VIỆT – THÁISINH HOẠT KHOA HỌC QUỐC TẾ: TÁI CẤU TRÚC VÙNG ĐÔ THỊ PHÍA NAM – HƯỚNG ĐẾN SIÊU ĐÔ THỊ TÍCH HỢP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGTHAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ INSYMA 2025: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – ĐỘNG LỰC ĐỔI MỚI TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNGGIAO LƯU VĂN HÓA FLC 2025 TẠI UTM JOHOR BAHRU VÀ KHÁM PHÁ MÔ HÌNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI SINGAPORE