Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

BUỔI TRAO ĐỔI VỀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VÀ BỀN VỮNG TẠI ĐẠI HỌC TOKYO

Thư năm, 06/06/2024 12:06

Ngày 9.5.2024, TS. Trần Đình Lâm đã có buổi trao đổi với Giáo sư Kamoshita Akihiko tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Sinh học và Khoa học Môi trường Châu Á, thuộc Trường Cao học Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, Đại học Tokyo. Tham dự buổi seminar còn có Giáo sư Ikemoto Yukio từ Viện Nghiên cứu Nâng cao về Châu Á, Đại học Tokyo.

Giáo sư Kamoshita, TS. Trần Đình Lâm và Giáo sư Ikemoto

Trong buổi trao đổi, Giáo sư Kamoshita Akihiko đã trình bày về chương trình đào tạo với Đại học Việt Nhật về "Nông nghiệp Thông minh và Bền vững". Đây là cơ hội tốt để nâng cao nguồn nhân lực cho Việt Nam trong tương lai. Giáo sư cũng đề cập đến nghiên cứu về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Hồng, hướng đến sự phát triển bền vững. Ông nêu bật các vấn đề quan trọng như lượng mưa trong tương lai, ảnh hưởng của việc xây đập và nạn phá rừng. Quản lý tài nguyên thiên nhiên và có những biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học là điều cần thiết để sử dụng đất đai và tài nguyên sinh học một cách bền vững. Ông cũng nhấn mạnh cần có nghiên cứu sản xuất lúa gạo sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm nước và tận dụng tối đa phân bón hữu cơ để bảo vệ môi trường.

Sau buổi trao đổi, Giáo sư Kamoshita đã giới thiệu các phòng thí nghiệm và nơi lưu trữ các giống nông nghiệp. Ông hướng dẫn tham quan khu rừng nằm trong khuôn viên đại học, nơi có nhiều cây cổ thụ nguyên sinh được bảo tồn. Một số cây cổ thụ có tấm bảng ghi tên của các nhà tài trợ cho giáo dục. Hiện nay, trường sở hữu khoảng 32.000 hecta đất rừng.

Hình ảnh cây cổ thụ

Bên cạnh bìa rừng là những ô ruộng thử nghiệm trồng lúa nước các loại, cùng nhiều giống hoa lan và hoa sen được trồng thử nghiệm tại đây. Phân bón hữu cơ cũng được nhà trường chuẩn bị kỹ lưỡng, đặt cạnh khu vực trồng hoa.

Ruộng thử nghiệm và khu vực trồng hoa

Chúng tôi đã gặp gỡ các sinh viên học về nông nghiệp sinh thái. Dù sinh ra và lớn lên tại Tokyo, các bạn rất hứng thú tìm hiểu và học hỏi về lĩnh vực này, mong muốn bảo vệ trái đất và trồng rau quả theo quy luật tự nhiên.

Sinh viên học về nông nghiệp sinh thái

Giáo sư Kamoshita cho biết nông nghiệp hữu cơ hiện nay chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích canh tác trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng lên 30% vào năm 2050. Đây là một con số thật sự khó khăn để đạt được. Tuy vậy chính sách đưa ra chúng tôi vẫn đặt nhiều hy vọng.

Phân hữu cơ cho nông nghiệp

Theo Giáo sư Ikemoto, để nông nghiệp hữu cơ phát triển, chính phủ cần có chính sách bao cấp cho người dân. Cần có sự hỗ trợ từ nhà nước để nông dân có thể yên tâm sản xuất sản phẩm hữu cơ chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhân dịp này TS. Trần Đình Lâm đã tặng cuốn sách “Phát triển bền vững đời sống kinh tế văn hóa và xã hội của người Bahnar” đến giáo sư Kamoshita Akihito.

Bài mới hơn

THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC VIẾT VÀ CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌCGẶP GỠ GIAO LƯU HỮU NGHỊ HƯƠNG TRÀ KẾT NỐI: PHỤ NỮ ASEAN HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10.THAM DỰ BUỔI KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UDON THANI RAJABHAT (THÁI LAN)THAM DỰ KHAI MẠC TRIỂN LÃM PHIÊN BẢN TRANH NGHỆ THUẬT CÁC NỮ HỌA SĨTHAM DỰ LỄ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH SONG THẬP ĐÀI LOAN LẦN THỨ 113THAM DỰ BUỔI HỘI THẢO KẾT NỐI THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – SINGAPORETỔ CHỨC THAM QUAN VÀ HỌC TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÒNGDIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO- CAMPUCHIA: DOANH NGHIỆP BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂNĐẠI DIỆN CHI HỘI NỮ TRÍ THỨC TRƯỜNG THAM GIA HỘI NGHỊ MẠNG LƯỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ KỸ SƯ NỮ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 2024: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCHƯƠNG TRÌNH SUMMER SCHOOL 2024 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁO

Bài viết cùng chuyên mục

MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ORGANIC: VÌ TƯƠNG LAI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CON CÁI CHÚNG TAKINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KUMAMOTOĐÓN TIẾP ĐOÀN CÔNG TÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIABUỔI GẶP GỠ VÀ LÀM VIỆC VỚI CÔNG TY TNHH PANEL PLUS VIỆT NAMTRAO GIẢI CUỘC THI VIẾT: SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN 2024THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA, BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO, SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LANCHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ ASEAN KẾT HỢP THAM QUAN CAMPUCHIA – THÁI LAN CÙNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆPTHĂM TỔNG LÃNH SỰ QUÁN CỘNG HÒA INDONEISA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BUỔI LÀM VIỆC VỚI ĐẠI DIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PRESIDENT – INDONESIACHƯƠNG TRÌNH GẶP GỠ, TRAO ĐỔI VÀ CHIA SẺ HỢP TÁC TẠI BANGKOK, THÁI LAN
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com