THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG
Thư năm, 20/03/2025 11:03Ngày 20.3, tại Khách sạn Kim Đô – Royal Hotel Saigon (TP. Hồ Chí Minh), Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) phối hợp với UN Women tổ chức hội thảo “Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững.” Hội thảo quy tụ các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế nhằm thảo luận về vai trò của kinh tế chăm sóc trong việc tạo ra một xã hội công bằng, phát triển bền vững. Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á có PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân và ThS. Phan Hiếu Nghĩa tham dự sự kiện.
Các đại biểu tham dự sự kiện
Trong khuôn khổ chương trình, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách thân thiện với gia đình, thúc đẩy các mô hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng, đồng thời đề xuất các khuyến nghị giúp giảm tải công việc chăm sóc không được trả lương – một trong những rào cản lớn đối với phụ nữ trong thị trường lao động.
Kinh tế chăm sóc (Care Economy) là một lĩnh vực quan trọng, bao gồm các hoạt động chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, dịch vụ y tế, giáo dục mầm non và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Dù có vai trò thiết yếu trong xã hội và góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, nhưng kinh tế chăm sóc ở Việt Nam và Đông Nam Á vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Các đại biểu thảo luận về tầm quan trọng của kinh tế chăm sóc
Bà Nguyễn Kim Lan - quản lý chương trình Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ, UN Women Việt Nam đã giới thiệu chiến lược “5R” của UN Women, gồm: Recognition (Công nhận), Reduce (Giảm tải), Re-distribute (Tái phân bổ), Reward (Đãi ngộ) và Represent (Đại diện) nhằm thúc đẩy sự công nhận và hỗ trợ đối với công việc chăm sóc.
PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân cùng các đại biểu trong phiên thảo luận đều đánh giá cao các sáng kiến được chia sẻ tại hội thảo và nhấn mạnh rằng đầu tư vào kinh tế chăm sóc không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ mà còn đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng giới tại Việt Nam.
PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, ThS. Phan Hiếu Nghĩa và ThS. Catherine Tran - Director of Leong Lee International, BoD ofTree Marine CO.
Để phát triển kinh tế chăm sóc bền vững, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, theo PGS. TS Phan Thị Hồng Xuân cần:
- Đầu tư nhiều hơn vào hệ thống chăm sóc công (mầm non, nhà dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc tại nhà).
- Thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc chăm sóc, giảm tải gánh nặng cho phụ nữ.
- Cải thiện điều kiện lao động và lương bổng cho nhân sự ngành chăm sóc.
- Tích hợp công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ chăm sóc.
- Tạo ra các chính sách hỗ trợ gia đình để giúp phụ nữ cân bằng công việc và chăm sóc.
Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đang quan tâm đến nghiên cứu và đào tạo về kỹ năng Lãnh đạo phát triển bền vững; Chuyển đổi giải pháp xanh; Khởi nghiệp; Sự hòa nhập của phụ nữ trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bài mới hơn
PGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025