Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI TỈNH HẬU GIANG NGÀY 28/10/2022  

KHOA HỌC

HỘI THẢO QUỐC TẾ: VĂN TỰ VỚI VĂN HÓA ĐÔNG Á

Thứ sáu, 29/01/2016 13:01

Hội thảo khoa học quốc tế "Văn tự với văn hóa Đông Á" (東亞文字與文化 - East Asia: Scripts and Culture) do Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì, Hội Hán tự học thế giới (世界漢字學會) và Viện Nghiên cứu Hán tự Hàn Quốc (韓國漢字研究所) phối hợp tổ chức. 

        Tham dự Hội thảo có 46 nhà khoa học đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Nhật Bản (6), Hàn Quốc (11), Trung Quốc - Hong Kong - Đài Loan (17), và nước chủ nhà Việt Nam (12). C​ác phiên hội thảo diễn ra ngày 15/08/2015 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (toà 1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như những người quan tâm tới tham dự. Đây là hội thảo lần thứ ba của cộng đồng các nhà nghiên cứu văn tự ở các nước Đông Á, và là lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (hai lần trước tổ chức tại Trung Quốc và Nhật Bản). Hội thảo này cũng là cơ hội mở rộng hợp tác khoa học một cách chặt chẽ và toàn diện trên lĩnh vực văn tự học của giới văn tự học Đông Á, từ đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực.

 

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm 
Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ toạ Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giáo sư Chủ tịch nhấn mạnh: “Việc tổ chức Hội thảo lần này tại Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đối với lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm của Việt Nam nói riêng, cũng như đối với ngành nghiên cứu văn tự ở khu vực Đông Á nói chung. Hội thảo này là chính tiếng nói từ góc độ văn tự học của các chuyên gia hàng đầu ở Đông Á trong việc nghiên cứu giá trị của các loại hình văn tự đã và đang được sử dụng ở khu vực này. Đây còn là một cơ hội tốt nhằm trao đổi chuyên sâu về các vấn đề văn tự cổ trong khu vực, từ đó tạo thành mạng lưới làm việc (network) gắn kết các nhà văn tự học”.

Ngoài phiên khai mạc và phiên toàn thể, Hội thảo được chia thành 11 phiên thảo luận để các nhà khoa học trình bày 45 tham luận liên quan tới các nhóm chủ đề: Giáo dục văn tự, Văn tự khai quật, Văn tự với xã hội, Văn tự với ngôn ngữ, Văn tự với hiện tại, Văn tự với văn khắc, Cấu trúc và phiên dịch văn tự, Tự thư (tức tự điển, từ điển, bách khoa thư…), Giao lưu văn tự (2 phiên), Giải đọc văn tự. Các tham luận đề cập đến nhiều vấn đề thú vị, từ quá khứ đến hiện tại, từ tài liệu thư tịch đến tư liệu hiện vật (văn bia, giáp cốt, đồ kim khí…), với nhiều lý giải mang tính liên ngành, làm nổi bật vai trò của văn tự trong văn hóa Đông Á. Hội thảo tập trung thảo luận các giá trị văn hóa và lịch sử của các loại văn tự ở Đông Á, xem xét mối quan hệ của văn tự với văn hiến Đông Á, văn tự với truyền thống và đương đại Đông Á, đặc biệt là vai trò của văn tự đối với việc truyền tải các thông điệp văn hóa thông qua các văn bản cổ.

 

Bài: TS. Nguyễn Tuấn Cường

(Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

Theo http://www.vass.gov.vn/

Bài mới hơn

KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KUMAMOTOLÝ LỊCH KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUANG VINHTỌA ĐÀM: GIỚI TRONG ĐIỆN ẢNH HOA NGỮ VÀ VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG NHẬT BẢNPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỜI SÔNG KINH TẾ VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI BAHNARHỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANGGIỚI THIỆU VỀ ARIYA NGƯỜI CHĂM BÌNH THUẬNCHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI - PHỐI HỢP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC WASEDA - NHẬT BẢNHỘI THẢO TỔNG KẾT DỰ ÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÔNG MINHKHẢO SÁT THỰC ĐỊA PHỤC VỤ ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANGHỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ CAO TẠI VIỆT NAM 2022

Bài viết cùng chuyên mục

NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ TẠI ĐÀ LẠT VỚI CÁC GIÁO SƯ ĐẠI HỌC AICHI SHUKUTOKUCÁC BÀI VIẾT KHOA HỌC VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA PGS. TS. THÀNH PHẦNXUẤT BẢN SÁCH VỀ HỘI THẢO: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNNHỮNG BÀI BÁO CỦA TIẾN SĨ TRẦN ĐÌNH LÂMSUVANNABHUMI, TẬP SAN VỀ ĐÔNG NAM ÁQUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNVĂN KHẮC CHĂMPA TẠI BẢO TÀNG VĂN KHẮC CHĂM - ĐÀ NẴNG TỪ ĐIỂN VIỆT - CHĂM 1995TỪ ĐIỂN VIỆT - CHĂM 1996CÀ-PHÊ TẠI VÙNG CAO NGUYÊN VIỆT NAM
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com