HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÀ PHÊ VỚI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TOKYO
Thứ sáu, 13/02/2009 09:02Từ ngày 11 tháng 12 đến ngày 15 tháng 12 năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (TTNC VN&ĐNÁ) cùng Đại học Quốc gia Tokyo (Nhật Bản) đã tham gia nghiên cứu về cây cà phê tại Buôn Mê Thuột. Tham gia đoàn có GS. Ikemoto Yukio (Đại học Tokyo, Nhật Bản), TS. Trần Đình Lâm (GĐ TTNC VN&ĐNÁ) và TS. Thành Phần (PGĐ TTNC VN&ĐNÁ). Trong dịp này đoàn đã tham dự hội thảo quốc tế về “Phát triển cà phê bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế” được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/12/2008.
Trong chuyến đi lần này, TTNC VN&ĐNÁ cũng có đến tham quan một số công ty đã nhận chứng chỉ UTz, như Công ty Cà phê Cách mạng tháng Mười, Công ty Cà phê Thắng Lợi… và viếng thăm văn phòng đại diệnUTz Kapeh tại Thành phố Buôn Mê Thuột. Trong thời gian viếng thăm, Ông Nguyễn Sinh Thiết, đại diện văn phòng UTz tại Việt Nam, đã dành thời gian ngắn trao đổi với GS. Ikemoto Yukio và TTNC VN&ĐNÁ.
Trong cuộc trao đổi này, GS. Ikemoto Yukio rất quan tâm tổ chức UTz tại Việt Nam. Theo GS. Ikemoto Yukio, hiện nay nhu cầu tiêu thụ trên thế giới khuyến khích và phát triển loại cà phê có chứng nhận – cà phê bền vững. Cà phê có chứng nhận là một trong những giải pháp giúp cho viêc xây dựng hướng phát triển cà phê bền vững ở Việt nam.
UTz Kapeh là một chương trình cấp chứng chỉ trên phạm vi toàn thế giới, đưa ra bộ tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình sản xuất và mua bán cà phê có trách nhiệm. Nó đem lại sự đảm bảo chất lượng về mặt xã hội và môi trường đối với quá trình sản xuất cà phê mà các hãng cà phê và người uống cà phê trông đợi. Cà phê được UTz Kapeh chứng nhận sẽ được sản xuất theo các tiêu chuẩn của UTz đưa ra. Các tiêu chuẩn sản xuất phải có trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường được quốc tế công nhận. Hiện nay, ở Việt Nam đã bắt đầu có một số công ty sản xuất cà phê nhận được chứng chỉ UTz như Công ty Cà phê Eapok, Công ty Cà phê Krong Ana, Công ty Cà phê Tháng Mười, Công ty Cà phê Phước An…
Nội dung của nghiên cứu chủ yếu về vấn đề nâng cao chất lượng cà phê và qui định sản lượng cà phê sản xuất tại Việt Nam như thế nào là hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là đề tài mà GS. Ikemoto Yukio đã quan tâm nghiên cứu từ khi cà phê ở Việt Nam đang còn trong thời kỳ rớt giá và chưa phát triển mạnh để hội nhập với thị trường thế giới. GS. Ikemoto Yukio cũng đã đặt vấn đề này cách nay hơn 10 năm đối với JICA (Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản), sau đó hợp tác với TTNC VN&ĐNÁ tổ chức khảo sát nghiên cứu cây cà phê ở Tây Nguyên và đã xuất bản một quyển sách: “Coffee in Vietnam’s Central Highlands – Historical, Anthropological and Economic Perspectives”, đồng chủ biên bởi GS. Ikemoto Yukio, TS. Thành Phần, GV. H’Wen Niê K’Dăm do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh xuất bản vào năm 2007.
* Sau chuyến đi, TS. Trần Đình Lâm đã có bài viết về chuyến làm việc trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM