SHINKANSEN, ƯỚC MƠ NỐI LIỀN BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG
Thứ sáu, 16/04/2010 17:04Sáng ngày 26 tháng 3 năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tổ chức buổi hội thảo về Các hệ thống tàu cao tốc hiện nay và trong tương lai ở Nhật Bản do Giáo sư Sasama Hiroshi của Đại học Tokyo-Joho, Nhật Bản, trình bày. Đây là một đề tài rất quan trọng trên thế giới bởi lẻ nó liên quan đến xu hướng ấm lên toàn cầu, các vấn đề nan giải về giao thông, và chủ trương con người thân thiện với môi trường. Hệ thống tàu Nhật Bản hiện nay không những hữu hiệu nhất trên thế giới mà còn ít làm ô nhiễm môi trường hơn ô tô, xe buýt và máy bay. Ngoài ra, trong tương lai gần, tàu chạy đệm từ Maglev của Nhật Bản sẽ cạnh tranh với ngành hàng không, sớm trở thành phương tiện giao thông nhanh nhất, an toàn nhất và đáng tin cậy nhất.
Buổi thuyết trình của GS Hiroshi tạo ấn tượng sâu sắc và cung cấp rất nhiều thông tin về các hệ thống xe lửa của Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1807 đến 1964 khi mà Nhật Bản đưa ra sử dụng tàu cao tốc đầu tiên với vận tốc 200km/giờ, và cho đến các hệ thống phát triển cao hiện nay. Mãi cho đến năm 1984 khi Pháp đưa ra sử dụng tàu cao tốc TGV, thì Nhật Bản mới có một đối thủ cạnh tranh về đường hỏa xa. Hệ thống vận hành của tàu Nhật Bản dựa trên ba nền tảng tín hiệu chính: Kiểm soát tự động, Kiểm soát trung tâm và kiểm soát lập trình. Ba hệ thống này cần thiết bởi vì khi tàu chạy với vận tốc trung bình 300km/giờ nhanh hơn khi mắt con người nhận ra một vật ở phía trước hay một tai nạn sắp xảy ra khi tàu có lẻ đụng vào vật ở trước. Do vậy, hệ thống tàu của Nhật Bản phụ thuộc chủ yếu vào sự tính toán và khả năng hệ thống hóa mọi vật và theo dõi mọi vật 24/7. Một kỹ thuật khác theo dõi và kiểm tra hệ thống là tàu “Dr. Yellow” xuyên suốt chạy theo các đường ray để kiểm tra các sự cố có thể xảy ra của các đường ray, đường hầm và hệ thống tín hiệu. GS Hiroshi cũng nhấn mạnh sự tương tự giữa địa lý Nhật Bản và Việt Nam. Loại trừ các đe dọa động đất như xảy ra ở Nhật Bản, Việt Nam rất lý tưởng phù hợp với hệ thống xe lửa hiện nay của Nhật bản.
Trong phần kết luận, GS Hiroshi trình bày hệ thống tàu tương lai của Nhật Bản, bắt đầu năm 1972 khi mà tàu Maglev đầu tiên được giới thiệu. Ngày nay, ở Nhật Bản có cơ sở thí nghiệm tàu Maglev đạt vận tốc trung bình 500km/giờ, vận tốc tối đa trong tương lai là 700km/giờ khi mà đệm từ siêu dẫn thích hợp ở đúng nhiệt độ. Cuộc Hội thảo đã thu hút sự chú ý lớn từ các sinh viên, các bộ quản lý ngành giao thông và các nghiên cứu sinh nước ngoài và giúp họ hiểu rằng Nhật Bản đã và đang là nước dẫn đầu trong hệ thống tàu cao tốc trong hơn 40 năm qua.
Oliver, nghiên cứu sinh Fulbright

Bài mới hơn
HỘI THOẠI KHOA HỌC VIỆT NAM – INDONESIA: THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓATRƯỜNG ĐHKHXH&NV TP.HCM TIẾP GIÁO SƯ AMARJIVA LOCHAN SINGH – THÚC ĐẨY HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2 DỰ ÁN SỐ HÓA VĂN BẢN CHĂMTHAM DỰ NGÀY HỘI TUYỂN DỤNG NHÂN VĂN - USSH JOB FAIR 2025: KẾT NỐI – CƠ HỘI – PHÁT TRIỂNĐÓN TIẾP ĐOÀN BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO JAKARTA VÀ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DU LỊCH TÂM LINH BOROBUDUR, INDONESIAĐÓN TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI GS.TS CHAIRY – PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH HỢP TÁC, ĐẠI HỌC PRESIDENT, INDONESIATHAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI NGHỊ BANDUNG TẠI INDONESIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀ