TIẾP GIÁO SƯ BAE YANG SOO - ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BUSAN, HÀN QUỐC
Thứ sáu, 20/01/2017 09:01Ngày 16/01, TS. Trần Đình Lâm có buổi tiếp GS. Bae Yang Soo, Trưởng Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, Hàn Quốc.
GS. Bae Yang Soo là người đầu tiên ký kết chương trình liên kết đào tạo 2+2 với Đại học Quốc gia TP. HCM. “Chương trình 2+2” do Khoa Việt Nam học, ĐH KHXH&NV kết hợp với Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại ngữ Busan thực hiện. Đây là chương trình đào tạo cử nhân kép nhằm mục đích trao đổi sinh viên giữa hai trường, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa của ngôn ngữ mà họ theo học.
Đối tượng đào tạo của chương trình này là những sinh viên ngành Tiếng Việt của Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, được tuyển chọn theo chương trình hợp tác trao đổi sinh viên giữa hai trường. Khoa Tiếng Việt Trường Đại học Ngoại ngữ Busan chuyên đào tạo những chuyên gia công tác về khu vực Việt Nam. Những chuyên gia này sau khi tốt nghiệp, với khả năng sử dụng thành thạo tiếng Việt và được trang bị những kiến thức thực tiễn về văn hóa, xã hội, chính trị Việt Nam sẽ góp phần vào sự phát triển văn hóa, tăng cường giao lưu quốc tế.
GS. Bae Yang Soo (thứ hai từ trái qua)
GS. Bae Yang Soo cho biết mô hình đào tạo đang phổ biến ở các trường đại học Hàn Quốc hiện nay là mô hình liên kết tam giác Đại học trong nước – Đại học nước ngoài – Doanh nghiệp. Đây là mô hình đào tạo liên kết giữa một trường trong nước với một trường nước ngoài, nơi có các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh. Hiện nay chính phủ Hàn Quốc đang rất chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc ở nước ngoài. Các sinh viên đang học trong nước được chính phủ tài trợ vé máy bay để sang các nước như Việt Nam, Thái Lan, Mexico, Kazakhstan… trực tiếp học ngoại ngữ nước đó.
Ở Việt Nam, hiện đang có 9 sinh viên Hàn Quốc đang theo học tiếng Việt ở Đại học Sư phạm Hà Nội và 12 sinh viên đang học tiếng Việt ở Khoa Việt Nam học, ĐH KHXH&NV TP.HCM. Các sinh viên đang theo học một chương trình kéo dài 3 tuần, theo mô hình 1 sinh viên Hàn Quốc với 1 sinh viên Việt Nam. Qua đó các sinh viên có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập và học hỏi văn hóa. Bên cạnh đó khóa học cũng thường xuyên mời các doanh nghiệp Hàn Quốc tới nói chuyện chuyên đề hàng tuần.
Ngoài ra sinh viên được nhà nước chi trả phí vé máy bay cho tối thiểu 3 tháng đầu nếu họ đi tìm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá các trường đại học ở Hàn Quốc. Khi sinh viên không tìm được việc làm, họ sẽ được đào tạo thêm miễn phí các ngành học như Kế toán và kỹ năng liên quan đến chuyên môn để có thể tìm được việc làm.

Bài mới hơn
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARY