BUỔI CHUYÊN ĐỀ: HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI LÍNH TÓC DÀI TRONG VĂN HỌC THỜI KỲ CHIẾN TRANH VIỆT NAM – HOA KỲ
Thứ sáu, 19/05/2017 16:05Ngày 28 tháng 4 năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tổ chức seminar với chủ đề “Hình ảnh của người lính tóc dài trong văn học thời kỳ chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ” dưới sự trình bày của nghiên cứu sinh Isadora J. Wagner, chuyên ngành văn học Mỹ của Trường Đại học Mississippi. Tham gia seminar có TS. Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm và TS. Trần Lê Hoa Tranh – Phó Trưởng Khoa Ngữ văn, cùng các sinh viên Khoa Ngữ văn Anh và Ngữ văn.
Trong buổi trình bày, nghiên cứu sinh đã phân tích khái quát hình ảnh người phụ nữ Việt Nam và người lính Mỹ thông qua các ấn phẩm/ trích đoạn văn chương. Chẳng hạn tấm áp phích thời chiến của Hoa Kỳ là hình ảnh cô giáo đang giảng dạy cho bé gái về thế giới với câu nói “Đây chính là lý tưởng cho cuộc chiến đấu của chúng ta” và sự vắng mặt của người đàn ông thể hiện vai trò của nam giới là phải ra chiến trường. Ngược lại, tấm áp phích được vẽ năm 1970 ở Việt Nam cho thấy một nhóm người đủ các thế hệ, sắc tộc, giới tính đi trước hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng chú thích “Theo bước Hai Bà Trưng - Quét sạch thù xâm lược” thể hiện truyền thống người phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến toàn dân chống lại đế quốc Mỹ.
Với câu hỏi “Giới tính là gì?”, nghiên cứu sinh cho rằng giới tính là một quan niệm của xã hội. Qua từng thời kỳ, xã hội đặt ra kỳ vọng là những yếu tố nào thì được xem là của nam hoặc nữ, và cái cách mà từng cá nhân phải thể hiện bản thân mình để được xã hội công nhận giới tính của mình. Đối với câu hỏi “Đã có bao nhiêu tác phẩm văn chương Việt Nam thời chiến đã được xuất bản tại Hoa Kỳ?”, nghiên cứu sinh đã trả lời rằng thật sự là chưa đủ. Tại Hoa Kỳ, thời gian đầu, sách của thế hệ những người sống sót từ chiến tranh bị cấm xuất bản vì một số lí do như rào cản ngôn ngữ, bản chất đau buồn của chiến tranh, bầu không khí chính trị và văn hoá trong suốt một thập kỷ sau chiến tranh, v.v. Sau khi tình hình hạ nhiệt, những người con của thế hệ đầu muốn tạo dựng và hồi tưởng lại những sự kiện đã định hình cuộc sống của gia đình và đất nước họ thì có nhiều tác phẩm ra đời hơn. Hiện tại, thế hệ thứ ba của các tác giả và nghệ sĩ Mỹ gốc Việt cũng đang bắt đầu chú ý hơn đến chủ đề này, tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn quá ít tác phẩm viết về cuộc chiến hoặc góc nhìn của người Việt Nam trong ngôn ngữ Anh.
Trao đổi với Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, nghiên cứu sinh cho biết rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ kiến thức và học hỏi được nhiều thêm từ các bạn sinh viên, những người đã lắng nghe chăm chú và tham gia nhiệt tình. Ngoài ra, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng chuyến thăm đến Trường và việc thảo luận sau buổi nói chuyện đã củng cố quá trình nghiên cứu của mình về chủ đề người phụ nữ trong chiến tranh. Nghiên cứu sinh hy vọng sẽ có ngày quay lại Việt Nam cùng các sinh viên của mình, và mong rằng sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác với Trung tâm trong tương lai.

Bài mới hơn
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG