BUỔI NÓI CHUYỆN VỚI SINH VIÊN PANYAPIWAT INSTITUTE OF MANAGEMENT (PIM) TẠI BANGKOK
Chủ nhật, 19/01/2020 13:01Ngày 4 tháng 11 2019, theo lời mời của GS. Mitsuhiro Kagami (PIM), TS. Trần Đình Lâm đã có buổi nói chuyện với sinh viên ngành quản trị kinh doanh của trường Panyapiwat Institute of Management.
Với sự tài trợ của ASEAN Foundation – Nhật Bản, PIM đã mời các học giả trong khu vực đến giảng dạy cho sinh viên từ các nước: Đài Loan, Lào, Miến Điện, Thái Lan, cùng với sinh viên trường Đại học Teikyo, Nhật Bản đang theo học tại trường.
Với chủ đề cải cách kinh tế và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, TS. Trần Đình Lâm đã trình bày quá trình thay đổi kinh tế xã hội của đất nước từ kế hoạch hoá sang thị trường. Quá trình hội nhập của Việt Nam cùng với các nước trong khu vực Đông Nam Á để giảm bớt những căng thẳng, xung đột biển Đông Dương, từ chiến trường thành thị trường, khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Việc nỗ lực thực thi các chính sách của chính phủ mở cửa hướng ra bên ngoài tạo nên một luồng sinh khí mới đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến với Việt Nam. Tuy vậy quá trình đón nhận FDI cũng bộc lộ những khiếm khuyết nội tại của nền kinh tế. Nỗ lực của Việt Nam chưa đủ mạnh để duy trì sự phát triển bền vững lâu dài. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp có vốn FDI vẫn còn quá cao trong tổng GDP của đất nước. Điều này nói lên sự yếu kém của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Chính phủ cần hoạch định thêm các chính sách mới để thúc đẩy các doanh nghiệp này đầu tư công nghệ, nguồn nhân lực để thích ứng tốt hơn quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Buổi nói chuyện đã tạo cơ hội kết nối giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa sinh viên các nước. Các sinh viên đã tranh luận sôi nổi, nêu lên những vấn đề cơ bản cần thiết tạo cho ASEAN một môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư đến làm việc, giao lưu cùng nhau duy trì hoà bình và hợp tác phát triển. Bài học lịch sử Khmer Đỏ giết hàng triệu người tại Campuchia và gây nên những mầm móng bất ổn cho phát triển kinh tế đã được mọi người quan tâm và thảo luận, cần tránh cho tương lai. Đây là bài học cần nghiên cứu để lịch sử không lặp lại cho các nước trong khu vực.
Buổi giảng cũng đề cập vấn đề Thương chiến Mỹ - Trung và các giải pháp cần chuẩn bị trong khối ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ nguồn nhân lực lưu thông hàng hoá và giảm thiểu các rủi ro. Xây dựng một niềm tin hướng đến tương lai hội nhập kinh tế và đoàn kết giữa các dân tộc nhằm duy trì hoà bình và thịnh vượng chung.
Một số hình ảnh của buổi nói chuyện
TS. Trần Đình Lâm trao đổi với sinh viên PIM
TS. Trần Đình Lâm (giữa, trái), GS. Mitsuhiro Kagami (giữa, phải) cùng với sinh viên PIM

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM