CHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC CỦA GIÁO SƯ OGATA, ĐẠI HỌC CHUO, NHẬT BẢN
Thứ ba, 09/01/2018 09:01Thông qua giới thiệu của TS. Tadashi Kikuchi, Đại học Teikyo, Nhật Bản, TS. Trần Đình Lâm đã có buổi tiếp và làm việc với GS. Toshio Ogata - Giáo sư danh dự, Viện Nghiên cứu Kinh tế, Đại học Chuo, Tokyo, Nhật Bản - Cố vấn Môi trường, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, Việt Nam vào ngày 22/12/2017.
Buổi trao đổi liên quan đến khái niệm kinh tế xanh, mô hình “Trạm Dừng Nghỉ Xanh” ở Nhật Bản và ý nghĩa mô hình này đến phát triển nông thôn. Điều này từng được nhắc đến trong tờ tạp chí Kinh tế sinh thái - số 52 - tháng 1 năm 2017 với bài viết “Hành lang Kinh tế và Trạm dừng nghỉ xanh”.
Bằng cách quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học bền vững, mô hình này sẽ giúp Việt Nam bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học một cách hợp lý, con người sẽ được hưởng một nguồn cung bền vững các lợi ích tự nhiên khác nhau trong tương lai. Từ đó sẽ giúp hình thành một mối liên kết hài hòa giữa xã hội con người và môi trường tự nhiên, nơi duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế xã hội (nông, lâm, ngư nghiệp) dựa trên quy trình sản xuất tự nhiên. Mô hình phát triển này đã được công nhận toàn cầu và Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia ứng dụng hiệu quả mô hình này.
Sau buổi làm việc, GS. Ogata đã có chuyến tham quan nhà máy sản xuất kẹo dừa Bến Tre. Kẹo dừa Bến Tre ra đời hơn 30 năm trước, từ nhà máy quy mô nhỏ, truyền thống nay đã phát triển với quy trình công nghệ sản xuất khép kín, hiện đại. Thấm nhuần trong mỗi viên kẹo là tình cảm chân thành, sự tận tâm cùng với lòng hiếu khách của người dân Bến Tre.
Chất lượng của kẹo dừa Bến Tre được đánh giá rất cao không chỉ bởi hương vị thơm ngon của từng viên kẹo mà còn bởi chính tính thân thiện với môi trường mà nó mang lại. Đây chính là niềm tự hào của Bến Tre, vùng đất thân thiện và mến khách. Ngoài ra, Bến Tre còn ghi một mốc son chói lọi với vụ thắng kiện đầu tiên khi giành lại thương hiệu “Kẹo dừa Bến Tre” của bà Phạm Thị Tỏ với Trung Quốc.
Trong chuyến đi này GS. Ogata đã giới thiệu, trình bày và trao đổi về mô hình “Trạm Dừng Nghỉ Xanh” - điểm văn hóa, du lịch rất phổ biến ở Nhật Bản với mong muốn phát triển, xây dựng mô hình này ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Tây bởi chính điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự phù hợp về môi trường sinh thái nơi đây.
Mô hình “Trạm Dừng Nghỉ Xanh” sẽ giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sạch thân thiện môi trường, quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương và phát triển kinh tế vùng miền. Đây là một tiềm năng du lịch lớn, có thể thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu văn hóa địa phương. Hơn hết, sự kết hợp hài hòa với môi trường tự nhiên trong mô hình này sẽ mang lại một sự phát triển bền vững cho kinh tế xã hội ở địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bài mới hơn
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG