HỘI NGHỊ KHOA HỌC: QUAN HỆ ASEAN – VƯƠNG QUỐC ANH TRONG VẤN ĐỀ THAY ĐỔI KIẾN TRÚC KHU VỰC
Thư năm, 05/03/2020 17:03Trong 2 ngày 18 - 19/02/2020, tại Tòa nhà Trụ sở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – thành phố Jakarta – Indonesia, TS. Trần Đình Lâm đã tham dự “Hội nghị về quan hệ ASEAN – Vương Quốc Anh trong vấn đề thay đổi kiến trúc khu vực”. Cùng tham gia sự kiện này còn có các học giả uy tín đến từ Vương quốc Anh và các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội nghị. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu ASEAN –
Trường Đại học Gadjah Mada – Indonesia.
Tham dự hội nghị có Ngài Jon Lambe - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Vương quốc Anh tại Indonesia, Ngài Michael R. Tene - Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách về Hợp tác và Cộng đồng, GS. Abdul Hal bin Julay - Viện Nghiên cứu Brunei - Đại học Brunei Darussalam, TS. David Martin Jones - Khoa Nghiên cứu Chiến tranh - Trường Đại học Hoàng gia London, TS Oliver Turner - Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Edinburgh, GS. Dedi Dinarto - Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, ThS. John Harley Breen - Chuyên gia phân tích nghiên cứu tại Khoa Quan hệ Quốc tế - Học viện Kinh tế London và Trung tâm Đông Nam Á Saw Swee Hock, TS. Kasira Cheeppensook – Nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ASEAN - Trường Đại học Chulalongkorn, GS. Alan Collins – Chuyên khoa Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Swansea, GS. Isabel Dunstan - Thành viên Tổ chức Chatham, ThS. Pich Charadine – Viện Hòa bình và Hợp tác Campuchia, Ngài Phoudthasaichay Yokkhanphone - Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao Lào, TS. Sameer Kumar – Viện Á Âu - Trường Đại học Malaysia.
Mở đầu hội nghị, Ngài Jon Lambe - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Vương quốc Anh tại ASEAN đã đề cập đến lịch sử giao thương hơn 400 năm giữa Vương quốc Anh và khu vực Đông Nam Á. Ngày nay, Vương quốc Anh mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, thương mại, trao đổi văn hóa với cộng đồng ASEAN cũng như duy trì môi trường hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Theo GS. Alan Collins - Trường Đại học Swansea, ASEAN cần định hướng phát triển con người, lấy con người làm trung tâm cùng với các quy tắc dựa trên cơ sở những quy định, đặc điểm chung. Để phát huy khát vọng xây dựng cộng đồng, ASEAN cần trao quyền tự quyết cho mọi người, trong đó giới tinh hoa từ các doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện tham gia xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết và thịnh vượng.
TS. David Martin Jones - Khoa Nghiên cứu Chiến tranh - Trường Đại học Hoàng gia London - đề cập đến tầm quan trọng ngày càng cao đối với lợi ích an ninh - kinh tế của Vương quốc Anh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Những lợi ích trên đã mang đến cho Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu cơ hội kinh tế và đầu tư. Các quốc gia phát triển và đang phát triển trong khu vực cần nhận được tôn trọng cũng như tuân thủ những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cùng nhau chia sẻ không gian trên vùng biển Đông Nam Á.
ThS. John Harley Breen - Chuyên gia phân tích nghiên cứu tại Khoa Quan hệ Quốc tế - Học viện Kinh tế London và Trung tâm Đông Nam Á Saw Swee Hock nêu lên sự đóng góp của Vương quốc Anh đối với an ninh và trật tự trong khu vực, bao gồm cả sự hiện diện hải quân liên tục trong vùng biển của ASEAN gần đây. Vương quốc Anh đã đóng góp cho an ninh, trật tự của khu vực Đông Nam Á với tư cách là một thành viên ngoài EU, tương tự như trạng thái trung lập của ASEAN đối với các cường quốc trên thế giới.
TS. Oliver Turner - Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Edinburgh tiếp tục đề cập đến vị trí của Vương quốc Anh với tư cách là Thành viên chủ chốt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đã ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN, qua đó giúp ASEAN có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các tranh chấp trên biển Đông. Vị trí chủ chốt trong các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho Vương quốc Anh hỗ trợ các quốc gia hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Vương quốc Anh khẳng định vai trò trong khu vực và toàn cầu bằng cách tái thiết lập luật lệ về các vấn đề như thông tin, luật pháp trên vùng biển Đông Nam Á, vi phạm bản quyền, bảo vệ môi trường và an ninh mạng.
Các nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia Đông Nam Á kêu gọi xây dựng môi trường hoà bình và tôn trọng luật pháp quốc tế trên vùng biển Đông Nam Á. Các thành viên cùng nhau xây dựng triết lý phát triển vì sự thịnh vượng chung, cắt giảm chi phí cho quốc phòng, tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm phát huy yếu tố quyền lực mềm, duy trì sức mạnh của Luật pháp trong phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng tầm nhìn lâu dài cho các nước ASEAN. Bài học của Singapore với vai trò của thủ tướng Lý Quang Diệu được xem như mô hình tham khảo về sự thượng tôn pháp luật kỷ cương của người lãnh đạo đối với con đường phát triển của mỗi quốc gia. Mô hình giáo dục của Vương quốc Anh đã đào tạo nên những người lãnh đạo tâm huyết, tập trung xây dựng nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo và đã xây dựng nền kinh tế Singapore giàu mạnh như hiện nay.
Kết thúc hội nghị, GS. Darfri Agussalim - Trường Đại học Gadjah Mada đã nêu lên cảm kích của mình về tư duy mới của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã mời đoàn nghiên cứu trao đổi, giao lưu các chuyên gia trong hiệp hội. Ông mong rằng tư duy tuyệt vời ấy sẽ ngày càng lan tỏa đến thế hệ trẻ sau này, những người đầy bản lĩnh có đầy đủ kỹ năng mềm, năng lực hoạch định chính sách và khả năng lãnh đạo đất nước. Giáo sư Dafri cũng đánh giá cao sự trao đổi thẳng thắn của các giáo sư đến từ Vương quốc Anh và các nhà nghiên cứu Đông Nam Á. Sự am hiểu văn hóa, tôn trọng lẫn nhau và thượng tôn luật pháp sẽ tạo nên sự gắn kết, cùng nhau xây dựng một thị trường năng động, chung sống hòa bình và đem lại hạnh phúc thật sự cho người dân trong khu vực.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM