KHÓA HỌC CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI VÀ ASEAN (GLOBAL COMMUNITY AND ASEAN) TẠI VIỆN QUẢN LÝ PANYAPIWAT
Thứ tư, 07/11/2018 15:11Ngày 26/10, TS. Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, đã có buổi nói chuyện trong Khóa học Cộng đồng Thế giới và ASEAN (Global Communinty and ASEAN) tại Viện Quản lý Panyapiwat (Thái Lan), theo lời mời của GS. Mitshurio Kagami.
Buổi trò chuyện có chủ đề Cải cách kinh tế và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam với sự tham gia của các học viên đến từ Cambodia, Myanmar, Buhtan và Thái Lan.
Trong quá trình thảo luận, các học viên cùng phân tích vai trò và đóng góp quan trọng của ngài Thủ tướng Chactichai Chohawan khi đề xuất ý tưởng chuyển đổi khu vực Đông Dương từ chiến trường thành thị trường. Chính sự nỗ lực này đã góp phần không nhỏ thúc đẩy mối quan hệ hòa bình - hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, các học viên cũng trình bày những lo lắng về vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn đến việc chạy đua vũ trang làm ảnh hưởng đến mục tiêu tập trung phát triển kinh tế-xã hội.

TS. Trần Đình Lâm chia sẻ với các học viên
Các ý kiến chia sẻ đều mong muốn những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á cùng chung sức duy trì môi trường hòa bình, hợp tác để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu-chia sẻ tri thức và cùng nhau phát triển. Những học viên từ Buhtan đánh giá cao những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đối giảm nghèo.
TS. Nithipat Kamoisuk, Phó Giám đốc Văn phòng Giáo dục Phổ cập, hy vọng sẽ có thêm các chương trình giao lưu giữa học viên của Viện Quản lý Panyapiwat (PIM) và các trường đại học có ngành quản trị kinh doanh của Việt Nam để gắn kết và phát triển cơ hội hợp tác kinh doanh của hai nước.
Hằng năm, PIM đều mời các giảng viên trong khu vực Đông Nam Á đến trao đổi cùng các lớp học nhằm nâng cao hiểu biết về quá trình hội nhập. PIM cũng trao học bổng cho sinh viên nước ngoài đến học tập nhằm xây dựng mạng lưới nguồn nhân lực quốc tế. GS. Mitshurio Kagami, Cố vấn cao cấp của Hiệu trưởng, đánh giá cao những cố gắng của PIM khi đề ra mục tiêu làm cầu nối đào tạo nguồn nhân lực cho các nước Đông Nam Á.
Dù PIM mới thành lập trong vòng 10 năm, nhưng các chương trình học có sự hấp dẫn với các học viên. Tiêu biểu là việc dạy lý thuyết đi liền với thực hành trong môi trường kinh doanh. Học viên có 3 tháng học tại trường và 3 tháng thực tập tại các công ty. Mô hình đào tạo này đang phát triển mạnh mẽ tại Thái Lan. GS. Mitshurio Kagami cho biết đa số sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm ngay.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM