BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ ORAL HISTORY CỦA GS. NGÔ VĨNH LONG, ĐH MAINE STATE, MỸ
Thứ tư, 15/07/2009 19:07Ngày 11/3/2008, Trung tâm Nghiên cứu VN&ĐNA phối hợp với Thời báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức buổi thuyết trình về vấn đề “Phương pháp nghiên cứu sử học qua lời kể (Oral History)” của GS. Ngô Vĩnh Long, Trường đại học Tiểu bang Maine (Hoa Kỳ) tại phòng hội nghị của Thời báo kinh tế Sài Gòn, 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Đến tham dự buổi thuyết trình có khoảng 40 khách mời đến từ Trường ĐH KHXH&NV, Viện Nghiên cứu Xã hội TP. HCM, Viện Nghiên cứu KHXH vùng Nam Bộ, Trung tâm SDRC, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Mở TP. HCM và các thành phần tự do khác.
Chương trình làm việc cả ngày, buổi sáng người tham dự nghe phần trình bày “Phương pháp nghiên cứu sử học qua lời kể: những vấn đề lý thuyết” và “Phân biệt phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu trong phương pháp nghiên cứu sử học qua lời kể với các phương pháp phỏng vấn của các ngành khoa học xã hội khác (Nhân học, Dân tộc học, Chính trị học…)”. Buổi chiều là phần trình bày “Lịch sử cuộc sống và phương pháp nghiên cứu sử học qua lời kể: những vấn đề thực tiển trong nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam” và “Phương pháp nghiên cứu lịch sử qua lời kể với việc nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam”.
Khác với các sự kiện lịch sử được viết ra (written events) như các sách nghiên cứu lịch sử, Oral history là các sự kiện đã qua bằng lời kể do chính tác giả đã từng sống trong giai đoạn lịch sử ấy. Tất nhiên, việc thu thập tài liệu phải dựa vào các thiết bị như máy ghi âm, máy quay video…
Qua phần trình bày, GS. Ngô Vĩnh Long cho biết nhiều vấn đề trong lịch sử Việt Nam cần được bổ sung tài liệu bằng phương pháp sử dụng Oral History. Tuy nhiên, vấn đề khá cấp bách là đối tượng duy nhất của Oral History - những nhân chứng sống (những Mẹ Việt Nam Anh Hùng, những người nữ Thanh Niên Xung Phong, những người đã từng sống qua thời bao cấp…) đang ngày càng ít đi. Cùng chia sẻ vấn đề này, TS. Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng Trường đại học Hoa Sen cho rằng các trường đại học trong nước cần liên kết để xây dựng một kho dữ liệu Oral History nhằm bổ dung cho các dữ liệu “chính thống” mà chúng ta đang có.
Một số địa chỉ website tham khảo:
The Oral History Society: http://www.ohs.org.uk
Wikipedia, the free encyclopedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Oral_history
Southern Oral History Program (SOPH), University of North Carolia, Chapel Hill, Southern Historical Collection: http://www.unc.edu/depts/sohp/sohpnew
Step-by-Step guide to Oral History, Hudith Moyer: http://www.dohistory.org/on_your_own/toolkit/oralHistory.html

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM