ĐỘC ĐÁO TAIKOMOCHI
Thư năm, 27/11/2008 16:11Buổi nói chuyện về Nghệ thuật Taikomochi của nghệ nhân Shozo Arai đã diễn ra tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn vào ngày 17/09/2008 tại trường. Đây là một dịp để khán giả Việt Nam đã có cơ hội tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản và giao lưu với Taikomochi Arai, một trong năm nghệ nhân còn lại của "Đất nước Mặt trời mọc".
Nói tới “geisha” thì chắc hẳn ai cũng biết nhưng nói tới “taikomochi” thì lại là một khái niệm lạ lẫm đối với nhiều người. Nói tới “geisha” thì có lẽ ai cũng nghĩ tới nữ hơn là nam, trong khi đó “geisha” bao hàm cả nữ nghệ nhân (maiko, geiko) và nam nghệ nhân (taikomochi). Chúng ta cũng có thể gọi “taikomochi” một cách thân mật là những chú hề, người đem đến niềm vui và tiếng cười trong các buổi yến tiệc. Khán giả Việt Nam đã có cơ hội giao lưu với nghệ nhân Shozo Arai (Taikomochi Arai), một trong năm nghệ nhân còn lại của Nhật Bản vào ngày 17/09/2008 tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Sau chuyến trình diễn tại ĐH Warszawa (Ba Lan) vào năm 2007, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. HCM được vinh dự là điểm đến thứ hai của ông.
Chương trình tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam & Đông Nam Á và Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản đã diễn ra trong không khí thân mật và vui vẻ. Buổi trò chuyện có sự hiện diện của Ngài Ikuo Mizuki – Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Tp. HCM; Nghệ nhân Eizo Kubozono; PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV Tp.HCM, TS. Nguyễn Tiến Lực – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản; Đài truyền hình Tp.HCM, Báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng và Người Lao Động; thầy cô giáo và sinh viên của trường. Bà Eriko Watanobe (TGĐ Công ty May Kimono Việt Nam) và ông Kurimoto Mitsuharu (TGĐ Công ty Tư vấn nguồn nhân lực Top Globis), tuy bận rộn với công việc nhưng khi biết tin Taikomochi Arai đến Việt Nam cũng đã dành thời gian quý báu đến tham dự. Hai vị đã bày tỏ thiện chí hợp tác với nhà trường về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và việc bảo tồn bản sắc văn hóa của hai nước.
Phần thuyết trình về nguồn gốc, sự phát triển nghệ thuật Taikomochi đã thu hút sự quan tâm của các thành viên tham dự và phần biểu diễn minh họa của nghệ nhân đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Trong thời buổi kinh tế thị trường với những trào lưu hiện đại đang “lấn át” hiện nay, bài nói chuyện của nghệ nhân gửi đến người tham dự một thông điệp về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Việt Nam. Chúng ta đã và đang làm được những gì?
Nghệ nhân Shozo Arai nhận quà lưu niệm từ PGS. TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM
Nghệ nhân Shozo Arai chụp hình lưu niệm với PGS.TS Võ Văn Sen, và Ngài Ikuo Mizuki - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Tp.HCM cùng những người bạn Nhật Bản có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Thông tin Buổi trò chuyện về nghệ thuật Taikomochi được báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng đưa tin:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=279069&ChannelID=10
http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/9/165842/

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM