Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

PHỎNG VẤN CÁC CA SĨ – NHẠC SĨ VỀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM

Thứ tư, 15/07/2009 19:07

Thứ sáu, ngày 25/01/2008, Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã có buổi làm việc với GS. KOJI Domon và GS. NAKAMURA Kiyoshi thuộc Trường Đại học Waseda - Nhật Bản cùng các ca sĩ, nhạc sĩ khách mời trong một chương trình phỏng vấn về vấn đề tác quyền âm nhạc tại Việt Nam.

Tham dự buổi phỏng vấn có sự hiện diện của saxophone Trần Mạnh Tuấn, ca sỹ Hiền Thục, nhạc sĩ Quỳnh Hợp, nhạc sĩ Hà Quang Minh, nhà báo Lê Hoàng. Buổi phỏng vấn xoay quanh hiện trạng băng đĩa lậu trong ngành giải trí cùng những giải pháp khả thi nhằm hạn chế tình trạng băng đĩa đĩa lậu đang lan tràn tại Việt Nam. Trước đó một ngày, Đoàn nghiên cứu cũng đã có buổi phỏng vấn với nhạc sĩ Quốc Bảo và một số cửa hàng kinh doanh băng đĩa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Đánh giá về hiện trạng băng đĩa lậu hiện nay, nhạc sĩ Quốc Bảo cho biết so với “giai đoạn hoàng kim” của thị trường băng đĩa năm 1997, hiện nay Việt Nam được coi là một “thiên đường của băng đĩa lậu” khi một đĩa được yêu thích chỉ đạt số lượng phát hành bằng khoảng 1/10. Ca sỹ Hiền Thục thì cho biết “giống như mình bị xúc phạm” khi những CD tâm huyết của mình xuất hiện trên thị trường chỉ sau một thời gian ngắn với chất lượng kém hơn hẳn CD gốc. Ngoài ra, có một thực tế khác là một số ca sĩ trẻ chưa nổi tiếng cố tình sử dụng băng đĩa lậu như một công cụ quảng bá tên tuổi.

Bàn về những giải pháp cho nạn băng đĩa lậu, ngoài việc tăng cường hoạt động của các cơ quan quản lý chính phủ như Hiệp hội Ghi âm Việt Nam và việc thành lập các nghiệp đoàn do chính giới nghệ sĩ quản lý thì vấn đề có ý nghĩa lâu dài là việc giáo dục ý thức tôn trọng bản quyền cho cộng đồng kể cả đối với giới nghệ sĩ. Nhìn về tương lai, hầu hết khách mời được phỏng vấn cho rằng cùng với việc mức sống người dân được nâng cao, công chúng sẽ dần dần chuyển sang thưởng thức CD gốc.

Ngoài ra, trả lời câu hỏi của nhà báo Lê Hoàng về những suy nghĩ trước hiện trạng băng đĩa lậu tại Việt Nam, GS. KOJI Domon cho biết ngược lại với Nhật Bản, dường như Việt Nam đang quá coi trọng quyền lợi của công chúng so với quyền lợi của người sản xuất. Bảo tác quyền cần phải đạt đến sự cân bằng cần thiết giữa quyền lợi của người sản xuất và công chúng. GS. KOJI Domon còn cho biết ở Nhật Bản hầu như không có nạn băng đĩa lậu vì chính quyền thực thi các chế tài rất mạnh thậm chí truy tố trước pháp luật đối với hành vi kinh doang băng đĩa lậu. Thêm vào đó, giới ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất đều tự thành lập những nghiệp đoàn riêng nhằm bảo vệ quyền lợi của chính họ. Tuy nhiên, ngay cả Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng 20% giới trẻ sử dụng các chương trình chia sẻ tập tin (file sharing programmes) để tải nhạc một cách bất hợp pháp.

Tham khảo thêm thông tin về buổi phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=240831&ChannelID=10

Nguồn: http://www.hcmussh.edu.vn/USSH/NewsEventAnnouncement/ViewNewsEvent.aspx?p0=0&p1=1399&p2=3&p4=1877&p7=&p8=0

Bài mới hơn

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM

Bài viết cùng chuyên mục

NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA Ở THÀNH PHỐ ODAWARA, NHẬT BẢNHỘI THẢO TẠI TRƯỜNG ĐH TOKYO, NHẬT BẢNCHUYẾN VIẾNG THĂM TTNC VN&ĐNÁ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỐI CHIẾU VÀ VĂN HÓA VÀ ĐẠI HỌC VIỄN ĐÔNG (HÀN QUỐC)DỰ LỄ CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 100 ĐÀI BẮCTHAM DỰ SEMINAR CỦA TIẾN SĨ ALAN PHANTHAM DỰ HỘI NGHỊ KINH TẾ THƯỜNG NIÊN VIỆT NAM 2011BUỔI DIỄN THUYẾT CỦA GS. MOMOKI SHIRODỰ LỄ CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 100 ĐÀI BẮCTHAM DỰ KỶ NIỆM LỄ QUỐC KHÁNH HÀN QUỐCTHAM DỰ HỘI NGHỊ KINH TẾ THƯỜNG NIÊN VIỆT NAM 2011
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com