TTNC VN&ĐNA THAM GIA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ ''QUẢN LÝ TOÀN CẦU: PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI NĂM 2020''
Thứ tư, 31/12/2008 15:12Từ ngày 18/08/2008 đến 26/08/2008, TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tham dự hội nghị quốc tế với tên gọi “Quản lý toàn cầu: phát triển và đổi mới năm 2020” được tổ chức tại Rome (Ý) với sự tham gia của 110 vị học giả từ các nước trên thế giới. Trong thời gian hội thảo các giáo sư đã trình bày những tham luận hướng đến sự hợp tác toàn cầu cho các nghiên cứu sinh trẻ.
Bài viết sau được đăng trên The Saigon Times Daily số 3260 ngày 25/08/2008:
Hội nghị tại Rome, các học giả chủ trương chia sẻ kiến thức
Trong hội nghị quốc tế diễn ra tại Rome (Ý) vừa qua, các nhà nghiên cứu và học giả đến từ các quốc gia trên thế giới đã thống nhất rằng cần thúc đẩy hiểu biết, chia sẻ kiến thức cũng như theo đuổi mục tiêu hòa bình vì thế hệ tương lai.
Hội nghị với tên gọi: “Quản lý toàn cầu: phát triển và đổi mới năm 2020” kéo dài từ 18/8 đến 26/8 đã thu hút 110 vị học giả từ các nước Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Bungary, Slovakia, Serbia, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam. Sự quy tụ lần này chủ yếu hướng tới nghiên cứu sinh và ứng viên tiến sĩ với sự giám sát cùa các giáo sư và học giả trên toàn thế giới.
Giáo sư Giorgio Dominese, chủ tọa hội nghị đã gửi tới các thành viên tham gia một thông điệp: hướng tới một cộng đồng ưa chuộng hòa bình, trong đó chúng ta chia sẻ và nuôi dưỡng tri thức và sự hiểu biết, trao đổi văn hóa và phát triển một cuộc sống thịnh vượng. Mục tiêu của năm 2020 là chào đón một thế hệ trẻ với trí tuệ của thời đại, loại bỏ xung đột, hợp tác nghiên cứu, đối thoại và chia sẻ kiến thức với mục tiêu chung mang hạnh phúc đến cho nhân loại.
GS. Fumiaki Inagaki (Đại học Keio) đã trình bày về một vấn đề chưa được giải quyết: xung đột về nước giữa các quốc gia Trung Á.
Theo ông, việc xây dựng các chiến lược dài hạn, khai thác đồng đều các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng một môi trường hòa bình, đóng góp tiếng nói cho sự phát triển của một cộng đồng dân cư sống hòa hợp là một nhu cầu cấp bách. Thêm vào đó, sự đề cao dân tộc và bàng quan trước những khó khăn của các quốc gia khác sẽ là mầm mống cho bất hòa và bất ổn xã hội.
GS. Bozidar Cerovic, một thành viên khác chia sẻ: “Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, cần phải tạo điều kiện cho người nghèo được thụ hưởng thành quả của công cuộc phát triển kinh tế và công nghiệp hóa”.
Mohammad A. Al-Fawzan (Ả Rập Xê Út) chia sẻ với các thành viên tham dự về sự thay đổi tích cực trong tư tưởng của người dân Ả Rập Xê Út. Quốc gia trung Á này vốn nổi tiếng vì lượng dầu mỏ chiếm tới 90% tổng ngân sách quốc gia.
“Họ đã nhận thức được rằng vấn đề quan trọng bây giờ là nguồn nhân lực chứ không phải những mỏ dầu có trữ lượng lớn mà thiên nhiên ban tặng”, ông cho biết.
Ông cũng trình bày kế hoạch của Quốc vương về việc thành lập quỹ xây dựng các trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế cao như Harvard, Stanford, MIT (Hoa Kỳ). Kế hoạch này dự kiến hoạt động vào đầu năm 2009 với rất nhiều học bổng dành cho các sinh viên quốc tế, sau khi tốt nghiệp, những người này sẽ được mời làm việc cho các tập đoàn dầu mỏ tại đây.
Bài thuyết trình “Các nguyên lý kinh tế về nhiên liệu sinh học” của Giáo sư Paulo Paesani (Đại học Vergata, Ý) đã thu hút sự ủng hộ nhiệt tình từ các thành viên tham dự do tính thực tiễn và thời sự trong thời điểm giá dầu đang leo thang đe doạ nhiều nền kinh tế.
Theo dự đoán của giáo sư, nhiên liệu sinh học sẽ chiếm 20% thị trường nhiên liệu lỏng vào năm 2050.
*Tác giả bài viết là TS. Trần Đình Lâm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
*Trang mạng thông tin của hội nghị: http://www.economia.uniroma2.it/YICGG/default.asp?a=14

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM